Bà con nhân dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) cần nhiều hỗ trợ về hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Xã Phúc Sạn cách trung tâm huyện Mai Châu khoảng 13 km về phía nam, là xã 135 thuộc vùng hồ sông Đà. Do có địa hình đồi núi dốc, dân cư phân bố không đồng đều, hơn nữa, sông, suối chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có 523 hộ và 2.076 nhân khẩu, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào cây luồng và khai thác thủy sản. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%.
Theo lãnh đạo xã Phúc Sạn, kinh tế trong những năm gần đây tuy được cải thiện đáng kể nhưng nhìn chung quy mô phát triển còn nhỏ lẻ, manh mún. Nhân dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Cộng thêm từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Do đó, cho dù đã áp dụng tốt KH-KT vào sản xuất, song, năng suất lúa bình quân vẫn chỉ đạt khoảng 38 tạ/ ha. Cũng do, đặc thù diện tích đất sản xuất lúa không nhiều nên sản lượng cả xã mới chỉ đạt khoảng 64,6 tấn.
Theo tính toán của chính quyền xã Phúc Sạn, mặc dù có nguồn thu từ rừng như khai thác luồng, xoan, hoặc nuôi cá lồng và cá sông cùng tăng cường chăm sóc đàn gia cầm, gia súc. Cả xã hiện có tổng đàn gia súc gần 1.360 con và trên 2.800 con gia cầm. Ngoài ra, bà con còn duy trì và phát triển được trên 130 lồng cá. Nhưng theo tính toán của chính quyền xã, dù đã có những cố gắng nhất định những đời sống kinh tế chưa có hướng đi bứt phá.
Do nhiều khó khăn nên tính chung 6 tháng đầu năm, tổng giá trị sản xuất của cả xã đạt gần 7,3 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 47,8 %, so cùng kỳ tăng 6,1%. Trong đó, nông, lâm - ngư nghiệp và nuôi thủy sản đạt trên 4,7 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 46,6%; công nghiệp dịch vụ, thương mại và khác đạt trên 2,5 tỷ đồng, so với kế hoạch đạt 50,2%. Thu nhập bình quân trên toàn địa bàn ước đạt khoảng 3,5 triệu đồng/người, tăng 6,1% so cùng kỳ.
Để đảm bảo cho đời sống phát triển kinh tế của người dân trong xã từng bước có những chuyển biến căn bản, bền vững trong thời gian tới, chính quyền xã tập trung chỉ đạo sản suất nông - lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao năng xuất, phát triển các mô hình kinh tế như mô hình nuôi lợn bản địa, nuôi cá, gà thả vườn, trồng rau sạch, trồng cam, quýt.
Đồng thời tuyên truyền đến nhân dân làm tốt phòng ngừa dịch bệnh, chống rét cho đàn gia súc, gia cầm phát triển số lượng đàn gia súc, gia cầm, đẩy mạnh quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy - chữa cháy rừng. Thường xuyên tuần tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác buôn bán lâm sản trái phép, chỉ đạo nhân dân tiếp tục trồng rừng. Phấn đấu cuối năm 2014 đạt tổng giá trị sản xuất khoảng 8 tỉ đồng trở lên, trong đó, giá trị nông, lâm, thủy sản trên 5,4 tỷ đồng; công nghiệp dịch vụ - thương mại trên 2,5 tỷ đồng; lương thực bình quân đầu người đạt: 70 kg/người/năm trở lên và tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất 3%/ năm.
Hồng Trung
(HBĐT) - Trung tâm dịch vụ hỗ trợ vùng dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh vừa tổ chức hỗ trợ bò giống laisind cho xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc và xã Miền đồi, Quý Hòa, huyện Lạc Sơn.
Quy định danh mục chi tiết các khoản phí, lệ phí; mức thu và tỷ lệ phần trăm trích, nộp những khoản phí, lệ phí
(HBĐT) - Các KCN trong tỉnh có 63 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký 366, 5 triệu USD và 47 dự án đầu tư trong nước vốn đăng ký 7.600 tỷ đồng. Theo Ban quản lý các KCN tỉnh, hiện đã có 33 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hết tháng 7, doanh nghiệp KCN đã tạo việc làm mới cho 3.500 lao động, lũy kế đến nay đã tạo việc làm cho gần 1 vạn lao động.
(HBĐT) - Giai đoạn 2012 - 2014, từ Chương trình 135 của Chính phủ, huyện Tân Lạc đã triển khai thực hiện 56 công trình hạ tầng thôn, xóm tại 11 xã khu vực III và 6 xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II với tổng nguồn vốn 32, 4 tỷ đồng.
(HBĐT) - Điều dễ nhận thấy khi về Mường Chiềng (Đà Bắc) là sự đổi thay trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều tuyến đường giao thông đã được bê tông hóa, hệ thống hạ tầng xã hội cơ bản được đồng bộ hóa và xây dựng khang trang... đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở một xã vùng cao vốn được coi là địa bàn đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Thúc đẩy phát triển theo hướng trang trại, gia trại là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi. Đây cũng là định hướng xuyên suốt trong kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.