Nông dân khu 2, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) chăm sóc bí xanh thương phẩm.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, mỗi địa phương trong tỉnh đã lựa chọn cho mình những cây trồng phù hợp để phát triển. Mô hình trồng cây bí xanh thương phẩm ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) là 1 trong những mô hình được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến thị trấn Mường Khến vào thời điểm này có thể thấy một màu xanh ngút mắt từ những ruộng bí xanh. Khoảng 4 năm trở lại đây, diện tích đất ruộng cấy lúa không ăn chắc đã được bà con nông dân chuyển sang trồng bí xanh thương phẩm cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa.
Đã có 3 năm kinh nghiệm cùng những hiệu quả rõ rệt nên mô hình trồng bí xanh của anh Phạm Hùng Thái ở khu 1 giờ đây đã trở thành mô hình mẫu, được nhiều bà con trong và ngoài địa bàn học tập. Với diện tích 1 ha nhận thầu từ năm 2010, sau khi đi thăm quan, học tập kinh nghiệm từ một số mô hình đã thành công từ trồng bí xanh ở Kim Bôi, Lạc Thủy... anh Thái đã bắt tay vào đầu tư trồng bí. Những vụ đầu anh trồng theo hình thức bí bò, nghĩa là không làm giàn, tuy năng suất khá cao nhưng quả bí thường bị cong, không đẹp về mẫu mã nên không được giá, song cũng đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng /ha. Rút kinh nghiệm từ những vụ đầu, anh Thái quyết định vay vốn Ngân hàng NN&PTNT số tiền 120 triệu đồng để đầu tư vào hệ thống giàn theo đúng quy chuẩn, tuy chi phí đầu tư ban đầu có tốn kém nhưng đổi lại đã cho hiệu quả vượt trội hơn nhiều so với hình thức trồng cũ. Bí xanh trồng trên giàn cho năng suất cao, quả to, dài, thẳng và có màu sắc, mẫu mã đẹp. Chính vì vậy mà ruộng bí nhà anh luôn được các thương lái đặt mua từ sớm với giá thành khá ổn định. Vào chính vụ, giá bí xanh thu mua tại ruộng từ 5.000 - 7.000 đồng / kg, thời điểm trái vụ có khi giá bí lên đến 16.000 - 18.000 đồng /kg. Trung bình mỗi vụ thu được khoảng 30 tấn, với diện tích 1 ha, 1 năm trồng 3 vụ đã cho thu nhập trên 200 triệu đồng.
Với ưu điểm là dễ trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc, cây bí xanh cũng dễ thích nghi với điều kiện, khí hậu, đặc biệt là chịu rét tốt, ít bị sâu bệnh. Mô hình bí xanh chỉ cần thực hiện đúng một số quy tắc, kỹ thuật cơ bản như lên luống từ 15 - 20 cm, khoảng cách mỗi hàng từ 40 - 50 cm, giàn bí làm chắc chắn có thể dùng được khoảng 2 năm mới phải đầu tư lại.
Từ hiệu quả rõ rệt, đến nay, trên địa bàn thị trấn Mường Khến đã có trên 40 ha đất lúa được chuyển sang trồng bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
Theo lãnh đạo phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc, mô hình trồng bí xanh tuy không mới nhưng với những ưu điểm và tính hiệu quả đã được người nông dân đầu tư nhân rộng. Tuy nhiên, bên cạnh chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng bí, các địa phương cần phải có những định hướng cụ thể cho việc quy hoạch thành những vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn. Điều này không chỉ thuận lợi cho việc áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư cho nông dân mà còn hướng đến mục tiêu lâu dài đó là sản xuất hàng hóa bền vững và an toàn về chất lượng, sản lượng, giá thành nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế thực sự cho người nông dân.
Hải Linh
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tỉnh ta đạt những kết quả đáng khích lệ, huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng dân cư, đặc biệt là sức dân vào chương trình. Các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện các nội dung, tiêu chí. Nhiều xã có cách làm sáng tạo, linh hoạt, phát huy tốt tiềm năng lao động, sự đoàn kết nhất trí trong nhân dân, huy động nhiều nguồn lực, tạo được phong trào, khí thế thi đua xây dựng NTM. Bộ mặt nông thôn từng bước khởi sắc và xã NTM đang hiện hữu ngày càng rõ nét hơn.
(HBĐT) - Chính sách dân tộc đang mang lại hiệu quả thiết thực cải thiện đời sống cho người dân các xã vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Xóm Đăm, xóm Lài, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) bây giờ đang có sức sống mới. Đây là 2 điểm xa nhất tỉnh, chênh vênh trên đỉnh núi, tiếp giáp với Sơn La.
(HBĐT) - Xác định đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Do vậy, trong nhiều năm qua, tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư, cải thiện hạ tầng công nghiệp, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động SX -KD có hiệu quả... Qua đó góp phần từng bước thúc đẩy nền công nghiệp tỉnh tăng trưởng theo hướng bền vững.
(HBĐT) - Yên Thủy là địa phương nằm tiếp giáp với trục đường Hồ Chí Minh, một trong những con đường huyết mạch của đất nước. Trong những năm qua, huyện Yên Thủy đã tích cực thu hút đầu tư, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm tăng nguồn thu ngân sách địa phương.
(HBĐT) - “Để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp, vấn đề then chốt là phải tạo được sự chuyển biến về chất trong tư duy kinh tế của bà con nông dân. Thành công bước đầu của Đề án xây dựng cánh đồng mẫu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã đánh dấu sự chuyển biến tích cực đó" - đồng chí Bùi Đăng Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn khẳng định.