Từ năm 2011-2013, xã Nam Phong (Cao Phong) có 15 hộ thoát nghèo. Ảnh:Cây mía tím đem lại thu nhập khá cho người dân xóm Ong 1.

Từ năm 2011-2013, xã Nam Phong (Cao Phong) có 15 hộ thoát nghèo. Ảnh:Cây mía tím đem lại thu nhập khá cho người dân xóm Ong 1.

(HBĐT) - Chủ tịch UBND xã Nam Phong (Cao Phong) Đinh Duy Thích cho biết: Thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn các nội dung chương trình giảm nghèo vào kế hoạch phát triển KT-XH làm căn cứ tổ chức thực hiện. Hộ nghèo và hộ cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi về KH-KT, hỗ trợ vay vốn tín dụng; tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.

 

Những năm qua,nhiều hộ gia đình trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững như gia đình ông Bùi Đức Hậu, xóm Ong 2 thuộc diện hộ nghèo năm 2010 đã thoát nghèo vào năm 2011; ông Cao Xuân Quân, Lê Văn Tỵ, xóm Nam Thành đã có kinh tế khá giả từ cải tạo vườn tạp trồng cam, bưởi hàng hóa cho thu nhập cao... Hộ nghèo trong xã đã giảm từ 28,6% (năm 2011) xuống còn 19,4% (năm 2013) và dự tính năm 2014 giảm còn 16,5%.

 

Cũng như Nam Phong, những năm qua, chương trình, dự án giảm nghèo (DAGN) đã phát huy hiệu quả tại nhiều địa phương trong tỉnh. Theo đánh giá của BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh: Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các ngành, địa phương, huy động, lồng ghép các nguồn lực tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả đáng kể, góp phần thúc đẩy KT-XH. Về chính sách tín dụng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã cho 12.974 lượt hộ nghèo và 5.188 lượt hộ cận nghèo vay vốn. Đến tháng 6/2014, đã có trên 47.800 lượt hộ nghèo đang sử dụng vốn với tổng dư nợ 643,3 tỷ đồng và 6.529 lượt hộ cận nghèo đang sử dụng vốn với tổng dư nợ 116,8 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay tín dụng, hộ nghèo và cận nghèo trong tỉnh có điều kiện tháo gỡ khó khăn, đầu tư cho SX, vươn lên XĐ-GN. Từ chính sách dạy nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có hàng nghìn lượt lao động được đào tạo, tạo thêm việc làm mới, chuyển đổi ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Tỉnh cũng là một trọng những địa phương tổ chức tốt việc tạo điều kiện cho người nghèo tham gia các dịch vụ khám - chữa bệnh. Trong năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh đã mua và cấp thẻ BHYT miễn phí cho hơn 1 triệu lượt người, trong đó có 108.319 người thuộc diện hộ nghèo, 876.677 người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn, 9.791 người thuộc hộ cận nghèo, 10.915 người diện BTXH, 12.363 NCT với tổng kinh phí 460 tỷ đồng. Đến nay, tỷ lệ người dân tham gia BHYT chiếm khoảng 91% dân số toàn tỉnh.

 

Bên cạnh đó, tỉnh ta cũng thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hỗ trợ tiền điện, chính sách bảo trợ xã hội. Đồng thời, tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù như dự án hỗ trợ đầu tư phát tiển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất các xã đặc biệt khó khăn; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo; nâng cao năng lực truyền thông và giám sát, đánh giá, nhân rộng các mô hình DAGN tại các huyện Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy và Mai Châu. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, các chính sách giảm nghèo của tỉnh về cơ bản được triển khai công khai, dân chủ, bảo đảm đúng đối tượng và phát huy hiệu quả thực tế, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 31,1% (năm 2011) xuống còn 18,7% (năm 2013), dự tính năm nay còn 16,33%. Cùng với việc tập trung chỉ đạo các chương trình, DAGN bền vững, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 316 về việc phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ 95 xã thuộc Chương tình 135 giai đoạn 2014 - 2020. Hiện, các sở, ngành, đơn vị đang phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương rà soát, xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết triển khai các giải pháp giúp đỡ các xã nghèo phát triển KT-XH, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố AN-QP. Từ thực tế thực hiện chính sách giảm nghèo, tỉnh đang kiến nghị với T.Ư một số cơ chế, chính sách tạo điều cho hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi với thời hạn từ 2-3 năm kể từ khi các hộ đã thoát nghèo để thoát nghèo bền vững; tiếp tục thực hiện chính sách nhà ở cho hộ nghèo khó khăn; tháo gỡ khó khăn, huy động các nguồn lực đầu tư cho vùng nghèo đặc thù; triển khai các chính sách ổn định dân cư bền vững; đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất các vùng khó khăn trong tỉnh, tạo điều kiện để người dân thoát nghèo bền vững.

 

 

                                                                                Lê Chung

 

Các tin khác

Các hộ dân xã Thái Thịnh (TPHB) phát triển nghề nuôi cá lồng cho hiệu quả kinh tế cao.
Từ vốn vay ưu đãi của NH CSXH nông dân thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến đầu tư trồng ngô lai năng suất, chất lượng cao từng bước giảm nghèo bền vững.
Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia hội nghị thúc đẩy sản xuất vụ đông năm 2014 tỉnh ta.

Trên 500 doanh nghiệp được tập huấn chính sách mới về thuế

(HBĐT) - Sáng 12/9, Cục Thuế tỉnh đã phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế, đối thoại với người nộp thuế. Tham dự có đại diện hơn 500 doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý.

Dự án xi măng Cao Dương bị loại ra khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng

(HBĐT) - Ngày 30/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.

Toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 12.400 lao động

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB& XH), trong 9 tháng, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 12.400 người, đạt 79,5% kế hoạch năm.

Kỳ Sơn: 23 con trâu, bò bị chết do bệnh tụ huyết trùng

(HBĐT) - Đầu tháng 9, bệnh tụ huyết trùng đã xuất hiện rải rác tại các xã của huyện Kỳ Sơn, trong đó xã Dân Hòa bùng phát mạnh nhất, với 32 con bị mắc, đã có 23 con bị chết. Nguyên nhân dịch bệnh chủ yếu do người chăn nuôi chủ quan không tiêm phòng bệnh định kỳ, bên cạnh đó do gia xúc thả rông trên đồi, khi mắc bệnh, không được chữa trị kịp thời.

Kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 10/9, tại xã Địch Giáo, UBND tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Tân Lạc. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có lãnh đạo các sở NN&PTNT, Tài chính, Giao thông vận tải, VH-TT&DL; lãnh đạo huyện Tân Lạc và 3 xã điểm NTM của huyện gồm Phong Phú, Địch Giáo và Tử Nê.

Lương Sơn dồn lực cho các xã phấn đấu về đích NTM năm 2015

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 5 xã đăng ký về đích NTM vào năm 2015 gồm: Nhuận Trạch, Hòa Sơn, Thành Lập, Cao Thắng và Liên Sơn. Đối với 5 xã này, Ban chỉ đạo 800 huyện Lương Sơn xác định trong thời gian tới cần ưu tiên nguồn lực đầu tư để tiếp thêm sức mạnh giúp các xã tăng tốc và cán đích đúng kế hoạch đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục