Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM thì việc nâng cao thu nhập cho người dân (tiêu chí thứ 10) và giảm tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí 11) được đánh giá là 2 tiêu chí khó thực hiện nhất. Đây là bài toán chưa có lời giải, bởi sản xuất tại các địa phương còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và sự bấp bênh của thị trường.
Theo thống kê của BCĐ 800 tỉnh, đến nay mới có 59 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Với 29 xã phấn đấu về đích NTM giai đoạn năm 2015 đã cơ bản đạt tiêu chí này nhưng với các xã còn lại, hầu như chưa có xã nào đạt tiêu chí tăng thu nhập, vì vậy, áp lực cho các xã xây dựng NTM rất lớn.
Thực tế từ các xã thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2011-2015 cho thấy, không phải địa phương nào cũng tìm được hướng đi phù hợp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Hầu hết đều là xã thuần nông, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm hơn 80%. Đối với huyện Đà Bắc, điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo là vấn đề hết sức nan giải, theo thống kê, chưa có xã nào đạt tiêu chí này, kể cả 3 xã điểm phấn đấu về đích 2015. Hiền Lương, xã điểm xây dựng NTM của tỉnh là một minh chứng. Trong những năm qua, KT-XH của xã có nhiều thay đổi do đã có quy hoạch vùng sản xuất các loại cây màu, công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và chăn nuôi. Nhân dân được chuyển giao kiến thức KH-KT, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất. Về phát triển nông nghiệp, nhân dân đã thâm canh các loại cây màu, sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao. Năm 2010, sản lượng ngô mới đạt 1.200 tấn, năm 2014 đã đạt trên 3.000 tấn. Chăn nuôi thủy sản từ 30 lồng cá phát triển lên 189 lồng. Về lâm nghiệp, 100% diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ, diện tích rừng trồng mới luôn phát triển. Tuy nhiên, đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập chủ yếu của người dân phụ thuộc vào SXNN nên tiêu chí tăng thu nhập khó hoàn thành. Theo đồng chí Xa Đức Chính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hiền Lương, đến hết tháng 8, xã đã đạt 11 tiêu chí nhưng khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM là tiêu chí tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo. Xã mong muốn nhận được các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo ngành nghề phụ, thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân.
Do xác định là tiêu chí khó và quan trọng nhất trong các tiêu chí xây dựng NTM, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã tập trung các nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án nhằm tăng thu nhập cho người dân. Theo đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng đề án kinh tế hộ, các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện để người dân tiếp cận được vốn vay ưu đãi cho SXNN... Qua quá trình triển khai thực hiện đã tạo sự chuyển biến tích cực về SXHH tập trung, làm thay đổi phương thức sản xuất và đã hình thành những mô hình sản xuất hiệu quả.
Mô hình chăn nuôi bò sữa ở xã Liên Sơn là một minh chứng cho việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho người nông dân ở một xã thuần nông. Năm 2013, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình xây dựng NTM, xã tập trung hỗ trợ nông dân chăn nuôi bò sữa với các nội dung xây dựng chuồng trại, mua con giống, máy thái cỏ, trồng cỏ, máy vắt sữa, điểm lưu trữ sữa, tập huấn kỹ thuật và thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xóm Liên Khuê gồm 8 hộ tham gia. Tổng vốn thực hiện mô hình gần 1,4 tỉ đồng, trong đó, vốn do ngân sách cấp 148 triệu đồng, vốn do nhân dân tự đóng góp, vay tín dụng, vay hỗ trợ từ quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh trên 1 tỉ đồng. Đến nay đã có 16 hộ tham gia với 39 con bò, trong đó, 8 con đã cho sữa, bình quân thu từ 16-22 kg sữa/ngày, giá bán 18.000 đồng/kg. Theo đồng chí Lưu Hữu Toán, Chủ tịch UBND xã, mô hình chăn nuôi bò sữa có khả năng nhân rộng ra các thôn, xóm khác trong xã mang lại hiệu quả giá trị kinh tế cao. Xã đang xây dựng đề án, đến năm 2020 phát triển lên 100 con, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững cho người dân. Đó chính là điều cốt lõi, mục tiêu chính của chương trình xây dựng NTM.
Đồng chí Lê Văn Thạch, Phó Chi cục PTNT cho biết: Để đạt được tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM, trước tiên là thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, năng suất, hướng tới SXHH tập trung và mở rộng các ngành nghề cho nông dân. Bên cạnh đó, không thể bỏ qua yếu tố thị trường bao tiêu sản phẩm. Việc song hành giải quyết 2 vấn đề này là giải pháp hiệu quả cho bài toán nâng cao thu nhập cho người nông dân một cách ổn định, bền vững.
(HBĐT) - Theo thống kê, huyện Lạc Sơn có cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn nhiều nhất tỉnh với trên 3.512 cơ sở, tập trung vào các lĩnh vực: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ, rượu cần... Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn của huyện đạt khoảng 185 tỉ đồng/năm. Các cơ sở này đã góp phần tạo việc làm thường xuyên cho 7.611 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/ tháng.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Mai Châu, năm nay, huyện được phân bổ 13.048 triệu đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện xây dựng NTM.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2010 – 2014), thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã phát huy hiệu quả thiết thực.
(HBĐT) - Theo quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, tỉnh ta có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch 1.672 ha.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 3 dân tộc chính sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 70%. Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện tốt.
(HBĐT) - Sáng 18/9, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham gia có lãnh đạo và các đơn vị chức năng của Sở GT-VT, Công an tỉnh, Tư pháp, Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh; các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và Lương Sơn.