Mô hình trồng khoai lang cao sản ở bản người Dao Bặc Rặc, xã Tân Thành (Lương Sơn) đem lại hiệu quả kinh tế khá góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho đồng bào DTTS nơi đây.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 3 dân tộc chính sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 70%. Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS đã được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện tốt.
Lương Sơn đã tập trung nhiều nguồn vốn để hỗ trợ xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất dành cho các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Đặc biệt, việc đầu tư phát triển theo các chương trình, dự án mang tính đặc thù như: Chương trình 134, 135, NS&VSMT... đã được huyện triển khai và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Giai đoạn 2009-2014, nguồn vốn dành riêng cho xã vùng khó khăn của huyện gần 25 tỉ đồng đầu tư xây dựng 42 công trình cơ sở hạ tầng. Các công trình đều được thi công đảm bảo chất lượng, được tổ chức nghiệm thu theo quy định và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đều phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống KT-KT, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong huyện. Cùng với nguồn vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, huyện đã quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá; thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tạo điều kiện để đồng bào có quỹ đất phát triển sản xuất; dự án đã xây dựng 37 mô hình với 2.693 lượt hộ tham gia, giá trị được hưởng lợi trên 6,6 tỉ đồng, góp phần nâng cao nhận thức, từng bước thay đổi tư duy lạc hậu trong sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần giảm dần hộ nghèo và tiến tới giảm nghèo bền vững.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo theo Quyết định số 102 của Thủ tướng Chính phủ đã hỗ trợ cho 5.131 lượt hộ/17.475 khẩu trên 1,5 tỉ đồng. Trong đó hỗ trợ trên 25 tấn giống lúa, ngô các loại, còn lại là hỗ trợ bằng muối iốt và tiền. Bên cạnh đó, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS đã hỗ trợ bằng vật chất và tinh thần, động viên người có uy tín luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo sức lôi cuốn để đồng bào noi theo... Các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở. Nhờ thực hiện tốt các chính sách đầu tư phát triển, đến nay, trên địa bàn huyện đã có gần 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ dân vùng nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giao thông đến các xã cơ bản được đầu tư nâng cấp, 100% xã có đường ô tô được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đến trung tâm xã; 98,6% thôn có đường ô tô đến được trung tâm. Qua đó tạo điều kiện cho đồng bào các DTTS giao lưu, trao đổi hàng hoá... Tỷ lệ hộ nghèo của huyện hàng năm đều giảm, năm 2010 là 13,03%, đến năm 2014 giảm còn 6,35%.
Song song với thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư, huyện Lương Sơn cũng đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho vùng đồng bào DTTS. Trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2030, đội ngũ cán bộ, công chức của huyện trong đó có người DTTS đã được bố trí công việc phù hợp, đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
Có thể khẳng định, việc quan tâm thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, đầu tư cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Lương Sơn đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) đã nỗ lực thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM. Đến nay, xã đã đạt được 13 tiêu chí, phấn đấu sẽ đạt mục tiêu về đích xây dựng NTM vào năm 2018.
(HBĐT) - Mô hình liên kết trồng cây có múi đang được nhân rộng và trở thành đòn bẩy tích cực trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở Cao Phong thời gian qua.
(HBĐT) - Ngày 15/9, Đoàn đại biểu QH tỉnh do đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng đoàn Đại biểu QH làm trưởng đoàn đã có buổi khảo sát thực hiện chính sách pháp luật về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh và Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh.
(HBĐT) - “Chỉ còn 1 xóm chưa có đường bê tông nhưng không lâu nữa (chậm nhất là cuối năm nay), xã đồng bào Mông chúng tôi sẽ có hạ tầng GTNT đạt chuẩn, đáp ứng tiêu chí số 2 trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM” - đồng chí Sùng A Sía, Phó Chủ tịch UBND xã Pà Cò (Mai Châu) mừng vui bày tỏ.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND xã Nam Phong (Cao Phong) Đinh Duy Thích cho biết: Thực hiện chương trình, dự án giảm nghèo, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn các nội dung chương trình giảm nghèo vào kế hoạch phát triển KT-XH làm căn cứ tổ chức thực hiện. Hộ nghèo và hộ cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi về KH-KT, hỗ trợ vay vốn tín dụng; tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.
(HBĐT) - Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.