Một góc bản Bước hôm nay.
(HBĐT) - Vượt hơn 20 km từ trung tâm huyện Mai Châu trên con đường trải nhựa uốn lượn qua những triền núi, bản làng đặc trưng của người Thái, chúng tôi đến với bản Bước, xã Xăm Khòe. Trong câu chuyện, Trưởng bản Hà Văn Soái nhớ về những ngày gian khó đối với người dân trong xóm hơn chục năm về trước. Khi đó, hơn 50 hộ dân với gần 300 nhân khẩu của bản Bước vẫn còn thói quen làm nhà, sinh sống tại ven bờ suối Xia. Tuy nhiên, trước năm 2000, cơn lũ lịch sử đổ về cuốn nhà cửa, ruộng vườn của cả bản xác xơ, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh cơ cực.
Nhận thấy bản Bước nằm tại vị trí khá nguy hiểm, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, năm 2000, Nhà nước đã hỗ trợ gần 7 tỷ đồng di dân lên khu vực cao hơn. Trong đó, bản Bước được đầu tư mặt bằng làm nhà, đường giao thông, điện, nước sinh hoạt về từng hộ gia đình. Mỗi gia đình được cấp 400 m2 đất ở và gần 200 m2 đất vườn cùng 1, 5 triệu đồng. Tuy được Nhà nước hỗ trợ nhưng cuộc sống người dân đều rất khó khăn, nhiều hộ phải vay mượn để có kinh phí di dời nhà cửa.
Với quyết tâm gây dựng lại cơ nghiệp, các hộ gia đình ở bản Bước đã cắt cử luân phiên đến làm nhà giúp nhau. Cũng nhờ giữ rừng tốt nên khi đó người dân trong bản được các cấp chính quyền cho khai thác gỗ để dựng nhà. Theo anh Hà Văn Soái, nếu không giữ được rừng, người dân bản Bước đã không được như ngày hôm nay.
Cuộc sống của bản Bước hiện nay đã thay đổi nhiều. Hơn 70 hộ, nhà nào cũng được dựng lại khang trang, theo quy hoạch chung của cả bản. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa với mặt đường rộng 3, 5 m. Nhờ ổn định nơi ăn, chốn ở, kinh tế của bản từng ngày phát triển. Hiện, cả bản ngoài trồng, chăm sóc trên 300 ha rừng còn phát triển nông nghiệp, chăn nuôi..., gia đình nào cũng có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt...
Đặc biệt, bản Bước phát triển mạnh mẽ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Hiện nay, bản Bước là địa chỉ của rất nhiều công ty du lịch cùng du khách trong và ngoài nước đã từng đến thăm.
Để cuộc sống cũng như kinh tế bản Bước phát triển hơn nữa, nhất là về lĩnh vực du lịch, theo Trưởng bản Hà Văn Soái, ngoài việc đẩy mạnh quảng bá bản sắc văn hóa cho bản Bước, công tác môi trường, đầu tư các hệ thống công trình công cộng rất cần sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước. Đó sẽ là tiền đề để bản Bước phát triển kinh tế, thu hút khách du lịch và giải quyết việc làm cho nhiều người dân.
Hồng Trung
(HBĐT) - UBND huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 10.000 ha lúa mùa, đạt 47% tổng diện tích toàn vụ. Diện tích trà chính vụ ở các địa phương đang thời kỳ gặt rộ. Các huyện đã cơ bản gặt xong lúa vụ mùa là Lạc Thủy, Yên Thủy, năng suất bình quân đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, huyện Lạc Thủy năng suất bình quân đạt 56, 8 tù/ha, Yên Thủy gần 49 tạ /ha.
(HBĐT) - Huyện Kỳ Sơn xác định xã Mông Hóa và Hợp Thịnh sẽ là hai xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Đến giữa năm nay, hai xã này mới đạt 13 tiêu chí. Thực tế đang đặt ra áp lực lớn cho từng xã nói riêng và toàn huyện Kỳ Sơn nói chung.
(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1399/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 về việc phân bổ nguồn vốn dự phòng chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2014 số tiền 929 triệu đồng, trong đó hỗ trợ phát triển sản xuất 810 triệu đồng, hỗ trợ công tác tuyên truyền 119 triệu đồng.
(HBĐT) - Đến cuối tháng 9, toàn tỉnh có 72 nghìn hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký SX-KD giỏi các cấp và gần 100.500 hộ nông dân đăng ký gia đình văn hóa năm 2014.
(HBĐT) - Ngày 2/10, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ – TB&XH, Ban quản lý các KCN tỉnh tổ chức tập huấn triển khai thực hiện QCDC và thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật Lao động. Tham dự lớp tập huấn có gần 100 chủ sử dụng lao động và cán bộ công đoàn cơ sở của 35 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.