Công ty Esquel Việt Nam đầu tư tại KCN Lương Sơn thực hiện chiến lược tuyển dụng và đào tạo lao động tại chỗ đã đi vào hoạt động ổn định giải quyết việc làm cho hơn 2.300 lao động.

Công ty Esquel Việt Nam đầu tư tại KCN Lương Sơn thực hiện chiến lược tuyển dụng và đào tạo lao động tại chỗ đã đi vào hoạt động ổn định giải quyết việc làm cho hơn 2.300 lao động.

(HBĐT) - Thẳng thắn nhìn nhận vào những yếu kém, hạn chế, UBND tỉnh đang tập trung thực hiện những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (ĐTKD) theo hướng thực chất và bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân phát triển SX-KD. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT, đại diện cơ quan Thường trực tham mưu tổng hợp giúp UBND tỉnh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao thứ bậc chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh.

 

P.V: Xin ông cho biết ý kiến về kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013 của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với tỉnh ta?

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Trước hết cần nhìn nhận về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) do Phòng VCCI phối hợp đánh giá được khảo sát từ các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI nêu lên sự cảm nhận về chất lượng điều hành nền kinh tế của chính quyền địa phương. Mấy năm nay, chỉ số PCI của tỉnh luôn thấp và không ổn định. Năm 2013, tỉnh ta xếp thứ 62/63 tỉnh, thành phố, tụt 21 bậc so với năm 2012. Qua rà soát, trong 10 chỉ số, các chỉ số được đánh giá thấp là: chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động ở mức thấp. Nguyên nhân chỉ số PCI của tỉnh ở mức thấp trước hết là tỉnh ta có xuất phát điểm thấp, hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khá thấp và chưa nhiều hiệu quả (2 chỉ số về dịch vụ hỗ trợ DN và đào tạo lao động chiếm tỷ trọng 20% trong các chỉ số thành phần). Mặt khác nhận thức về PCI kể các cơ quan QLNN, chính quyền cơ sở cũng như doanh nghiệp chưa đầy đủ. Ngoài ra việc hiện thực hóa các chủ trương đúng đắn của lãnh đạo tỉnh về CCHC chưa được các cấp, ngành, địa phương chấp hành nghiêm chỉnh; hiệu lực QLNN chưa cao. Mặc dù chỉ số PCI là một trong những kênh thông tin dùng để tham khảo, nhưng lại có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh về môi trường kinh doanh, nhất là đối với các doanh nghiệp đầu nước ngoài. Thông qua đánh giá của VCCI cho thấy, công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của tỉnh cũng như việc nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng và cần được thực hiện hiệu quả hơn.

 

P.V: Theo ông, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, chỉ số PCI phù hợp với điều kiện của tỉnh ta?

 

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và các tỉnh, thành phố có chuyển biến mạnh mẽ về môi trường ĐTKD và cải thiện PCI, theo chúng tôi, trước tiên cần phải có nhận thức đầy đủ về PCI, coi việc cải thiện môi trường kinh doanh là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tiếp đến là thực hiện tốt các chủ trương, định hướng của lãnh đạo tỉnh trong CCHC, cải thiện chất lượng điều hành, xây dựng cơ chế đối thoại tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân  được tiếp cận với các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh lành mạnh và bền vững. Ngay bản thân các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, cập nhật các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cơ cấu lại sản xuất, đầu tư ứng dụng công nghệ mới, thực hiện các kế hoạch, chiến lược đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn để hội nhập. Về lâu dài cần thực hiện những giải pháp đồng bộ, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong CCHC, nâng cao năng lực, trách nhiệm của CBCC, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và người dân, gắn với cơ chế kiểm soát trách nhiệm của người đứng đầu.

 

P.V: Xin ông cho biết những việc làm cụ thể của tỉnh đang triển khai để cải thiện môi trường ĐTKD?

 

Ông Nguyễn Ngọc Điệp: UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường ĐTKD, nâng cao chỉ số PCI bằng việc đã ban hành các chỉ thị về cải thiện môi trường ĐTKD, nâng cao chỉ số PCI. Đặc biệt, UBND tỉnh đã thành lập BCĐ PCI của tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp làm trưởng BCĐ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên gắn với trách nhiệm của giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố thực hiện các giải pháp cải thiện các chỉ số thành phần còn yếu kém: chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp; tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp, tính minh bạch, chi phí thời gian, giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp; tăng cường tính năng động của chính quyền các cấp, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ DN... với những mục tiêu cụ thể: giảm thời gian cấp chứng nhận đăng ký DN từ 10 ngày xuống còn 6 ngày vào năm 2015 và giảm thời gian DN chính thức đi vào hoạt động; rút ngắn thời gian cấp GCN QSD đất từ 60 ngày xuống còn 30 ngày vào năm 2015; rút ngắn thời gian DN phải làm các thủ tục thuế xuống còn 171 giờ/năm; rút ngắn thời gian kiểm tra, thanh tra thuế  từ 12 giờ xuống còn 8 giờ; rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra mỗi DN từ 1 cuộc xuống còn 0,7 cuộc/năm, bảo đảm thanh kiểm tra DN không trùng lắp và không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của DN... UBND tỉnh chỉ đạo CCHC, nâng cao chất lượng điều hành, lấy cải thiện môi trường kinh doanh là thước đó ý thức, trách nhiệm của CBCC. Trong đó chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố thực hiện công khai các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, của tỉnh tới tất cả các loại hình DN, tổ chức đối thoại chuyên đề với DN để cập nhật ý kiến phản ánh của DN về từng lĩnh vực, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hỗ trợ sản xuất phát triển hoặc báo cáo với UBND tỉnh và cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Để cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế quản lý, nâng cao ý thức, trách nhiệm công vụ của CB-CC trong thực hiện các thủ tục hành chính, thiết lập đường dây nóng, kịp thời xử lý theo quy định pháp luật đối với hành vi tham nhũng, sách nhiễu, lợi dụng chức vụ quyền hạn để gây khó khăn cho DN và người dân.

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!

 

 

 

 

                                                                Lê Chung (TH)

 

 

 

 

 

Các tin khác

Năm 2014, nhân dân xóm Mới, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) mở rộng diện tích trồng mướp đắng lấy hạt lên 12 ha.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ngân hàng CSXH tỉnh đạt tổng dư nợ trên 1.800 tỷ đồng

(HBĐT) - Chiều 9/10, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh chủ trì hội nghị.

Đẩy mạnh quyết toán các dự án đã hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước

(HBĐT) - Đến nay, số dự án chậm quyết toán theo Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường và đẩy mạnh quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước còn khá lớn. Các cơ quan chức năng đang đề xuất với UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo quyết toán, giải quyết tồn đọng và quyết toán dứt điểm trong năm nay.

Cao Phong vào vụ cam mới

(HBĐT) - Ngay từ đầu tháng 9 (dương lịch), khi những quả cam CS1 (lòng vàng) bắt đầu chín, giá cam được lái thương thu mua cao hơn hẳn mọi năm. Đây là dấu hiệu một mùa cam bội thu giá. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức với người trồng cam khi xuất hiện cam Trung quốc trên thị trường ngay từ đầu vụ.

Cao Phong: Hỗ trợ trên 100 triệu đồng cho 20 hộ nông dân nghèo

(HBĐT) - Theo Hội Nông dân huyện Cao Phong, thực hiện phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, 9 tháng năm 2014, hội viên nông dân trong toàn huyện đã hỗ trợ cho 20 hộ nông dân nghèo với tổng số tiền trên 100 triệu đồng và gần 3.500 ngày công lao động cùng nhiều vật tư nông nghiệp khác trị giá hàng chục triệu đồng.

Lúa vụ mùa đạt năng suất bình quân trên 51 tạ/ha

(HBĐT) - Thông tin từ Sở NN&PTNT cho biết: Các địa phương đang tập trung thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa vụ mùa 2014, trong đó một số huyện như Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn, Kỳ Sơn... đã cơ bản thu hoạch xong. Nhìn chung, sản xuất vụ mùa năm nay có nhiều diễn biến thuận lợi, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt trên 51 ta/ha.

Từng bước ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng chuyển dân sông Đà

(HBĐT) - Thực hiện Đề án “ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009 - 2015” (Đề án 1588) tỉnh ta đã đầu tư xây dựng được nhiều hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu, đầu tư phát triển sản xuất cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà, hệ thống cơ sở hạ tầng tại các xã trong vùng đề án được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, việc ổn định cuộc sống và sản xuất bền vững, lâu dài cho người dân vùng hồ sông Đà còn gặp nhiều khó khăn do phần lớn hộ dân tái định cư là đồng bào dân tộc thiểu số, có bản sắc văn hóa riêng, tập quán canh tác nhiều nơi còn lạc hậu; điều kiện sản xuất và những nguồn tạo thu nhập của người dân chưa đảm bảo cuộc sống ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục