Những gốc chanh đào từ 1,5 – 1,7 tạ quả của hộ trồng chanh đào thị trấn Cao Phong.

Những gốc chanh đào từ 1,5 – 1,7 tạ quả của hộ trồng chanh đào thị trấn Cao Phong.

(HBĐT) - Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

 

Hộ ông Vũ Văn Tiến ở khu II, thị trấn Cao Phong nhận khoán đất của Nông trường trồng cam tính đến nay đã hàng chục niên vụ. Đất rộng, cam sai lại ở khá xa KDCnên vào mùa cam chín, việc trồng coi dù đã thuê người nhưng vẫn không xuể. Năm 2010, ông mua một ít giống chanh đào trồng theo cách tạo thành hàng rào che chắn cho diện tích cam. Cũng vì xác định là cây rào nên ông chăm sóc sơ sài, thậm chí bón phân cho cam xong, còn ít phân nào thừa mới rắc đến chanh. Ấy vậy mà cây chanh đào vẫn phát triển mạnh, lá, gai quấn quýt. Đặc biệt là chỉ sau 2 năm trồng, các cây đã cho quả bói. Ở vụ đầu, ông thu được khoảng từ 20kg – 30 kg chanh quả/cây, giá bán tại vườn 30.000 đồng/kg.  

 

“Trồng chơi, ăn thật” là cách mà hộ làm vườn vẫn nói đùa nhưng đủ để khẳng định giá trị kinh tế của cây chanh. Theo những chủ trang trại vườn đồi ở thị trấn Cao Phong, các xã Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, nếu như việc chăm sóc, đầu tư kỹ thuật đối với cây cam đòi hỏi 5 phần, với cây chanh đào chỉ tốn một phần. Chanh cũng thích nghi ở cả khu đất xấu, mấp mô chứ không kén đất như các loại cây trồng có múi khác. Thường thì với cam, thời gian từ kiến thiết đến lúc cho thu nhanh nhất 3 năm, không phải đến năm thứ tư nhưng chanh đào đến năm thứ hai là đã cho sản lượng. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi cây cho thu bình quân từ 50 – 60kg quả, với giá bán tại vườn ổn định sẽ mang lại không dưới 1,5 triệu đồng/cây/vụ trong khi chi phí đầu tư không đáng là bao.

 

5 - 6 năm trước, số hộ trồng chanh đào và chanh thường làm hàng rào còn lác đác nhưng đến hiện tại, hầu như toàn bộ diện tích cam trên địa bàn huyện đã được bao bọc bởi hệ thống cây hàng rào chanh. Theo đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, rất khó thống kê diện tích chanh đã được bà con trồng trong ít năm gần đây bởi lý do cây trồng hàng rào, gần như chỉ trồng tận dụng đất chứ không chiếm diện tích. Tuy nhiên, vượt xa mục đích ban đầu, sản lượng và giá trị của cây chanh đào đã khiến các hộ làm vườn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ở đây, hộ trồng ít thì vài chục cây, có hộ trồng nhiều từ 300 – 500 cây.

 

Cũng từ nhận thức hiệu quả kinh tế của chanh đào, có một số hộ như anh Nguyễn Văn Dũng ở khu I, thị trấn Cao Phong đã chuyển sang trồng với quy mô gia trại vườn đồi 170 gốc chanh đào, 130 gốc chanh trắng của gia đình anh đang bước vào vụ thu hoạch thứ 3. Anh Dũng quả quyết: Có chăm sóc, đầu tư hơn nên quả mọng, lứa quả dày. Năm ngoái, mình thu trên 5 tấn quả. Đến năm nay, có thể sản lượng đạt gần gấp đôi. Thương lái đã đặt mua cả vườn với giá 180 triệu đồng nhưng mình không bán. Để minh chứng, anh dẫn chúng tôi “mục sở thị” hàng chục gốc chanh đào hiện đã vượt xa về sản lượng so với mức bình quân từ 50 – 60kg/cây. Ngay tại khu vườn đồi nhà anh, nhiều gốc chanh đào dự kiến cho thu 1,5 – 1,7 tạ quả.

 

Có cung ắt có cầu, ở vụ chanh đào năm trước, lái thương đến thu gom cho bà con chỉ chở bằng xe máy nhưng đến vụ này, người mua buôn đánh cả chuyến ô tô đến vườn. Chị Trần Thị Vân ở khu I thị trấn Cao Phong cho biết: Với chanh đào khi nào vỏ chín đỏ là lúc cho thu. Chanh thường chín theo đợt, kéo dài từ nay đến Tết. Càng gần Tết, chanh càng được giá, ví dụ như Tết năm ngoái mỗi kg có giá bán tại vườn đã 50.000 – 60.000 đồng.

 

Xu hướng hiện nay ở một số địa phương, chanh đào không chỉ làm hàng rào mà đang được nhân rộng trên diện tích, mang về lợi nhuận thậm chí cao hơn so với cây trồng có múi khác như bưởi, cam. Một số hộ hiện trồng chanh đào thành vườn hoặc trồng xen. Điển hình như trong mô hình liên kết trồng cam ở huyện Kim Bôi đã trồng khoảng 2 vạn cây, gồm cả diện tích trồng tập trung và hàng rào bảo vệ. Mô hình liên kết trồng cam ở xóm Mạc, xã Nam Phong trồng khoảng 1.200 cây…

                                                                       

 

 

                                                             Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thời gian qua, xã Thanh Hối luôn coi trọng sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường giao thông đảm bảo tiêu chí NTM.
Mô hình sản xuất giống lúa nông hộ ĐS1 tại xóm Nà Phang, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thu được trên 6 tấn giống phục vụ sản xuất tại chỗ.
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong 136 người đi làm việc ở nước ngoài

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đẩy mạnh giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động với các hoạt động: tổ chức tập huấn và tiến hành điều tra biến động cung - cầu lao động trên địa bàn huyện; điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động năm 2014 cho 11 doanh nghiệp; các ngành, đoàn thể tổ chức các lớp dạy nghề cho người lao động.

Công ty may xuất khẩu GGS - khó tuyển lao động có tay nghề

(HBĐT) - Đặt nhà máy tại KCN bờ trái sông Đà, tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, hoạt động về lĩnh vực may mặc thời trang với khách hàng chính là thị trường châu âu. Hệ thống nhà xưởng quy mô, thoáng mát, dàn máy móc, thiết bị hiện đại, trong giai đoạn I, Công ty có nhu cầu tuyển 1.100 công nhân vào làm tại nhà máy và có kế hoạch xuất khẩu 20 triệu USD giá trị hàng hóa.

Huyện Kim Bôi quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Nghề may túi siêu thị là nghề mới, giải quyết việc làm cho khá nhiều lao động trên địa bàn huyện Kim Bôi. Cùng cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, chúng tôi đên thăm 1 xưởng may túi siêu thị của Công ty TTHH MTV Hùng Như tại thị trấn Bo.

Triển khai thí điểm tín dụng cho 4 nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

(HBĐT) - Ngày 13/10, tại huyện Mai Châu, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo - Tập huấn triển khai thí điểm Quyết định 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương. Tham dự có hơn 30 đại biểu đại diện cho Sở LĐ-TB&XH, NHCSXH 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm Quyết định này, gồm: Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Đăk Lăk, Hậu Giang, Bạc Liêu, và các thành phố: Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Cao Phong: Hơn 600 hộ gia đình hiến đất xây dựng NTM

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Cao Phong đã có 612 hộ tham gia hiến 30 ha đất làm đường giao thông, xây nhà văn hóa và các công trình khác… ở hầu khắp các xã.

Khởi sắc ở xã vùng cao Độc Lập

(HBĐT) - Hiện nay, Độc Lập là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Kỳ Sơn. Trong nhiều năm qua, sự phát triển KT-XH của Độc Lập luôn đứng trước nhiều thách thức, nhưng nhờ triển khai hiệu quả công tác XĐ-GN, xã đã từng bước đạt được những khởi sắc đáng ghi nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục