Cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam tư vấn tuyển dụng người lao động tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn).

Cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam tư vấn tuyển dụng người lao động tại xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Đặt nhà máy tại KCN bờ trái sông Đà, tổ 9, phường Hữu Nghị (TPHB), Công ty TNHH GGS Việt Nam 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, hoạt động về lĩnh vực may mặc thời trang với khách hàng chính là thị trường châu âu. Hệ thống nhà xưởng quy mô, thoáng mát, dàn máy móc, thiết bị hiện đại, trong giai đoạn I, Công ty có nhu cầu tuyển 1.100 công nhân vào làm tại nhà máy và có kế hoạch xuất khẩu 20 triệu USD giá trị hàng hóa.

 

Chị Nguyễn Thị Hải Âu, cán bộ Công ty TNHH GGS Việt Nam cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, Công ty thu hút gần 900 lao động trên địa bàn TPHB và các huyện lân cận. Đến thời điểm này, Công ty đi vào sản xuất ổn định. Để được nhận vào làm việc, người lao động có thời gian thử việc 1 tháng. Hết thời gian này nếu đạt yêu cầu, người lao động được Công ty ký hợp đồng lao động chính thức, được tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định và được hưởng 14 ngày phép/năm được tính từ khi bắt đầu thử việc. Ngoài ra, người lao động được ăn bữa trưa miễn phí. Thời gian làm việc 8h/ngày từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần. Trường hợp yêu cầu làm việc vào chủ nhật sẽ được trả lương 200%, làm tăng ca được trả 150%/số giờ tăng ca. Mức lương và thu nhập người lao động được hưởng từ 2,8 - 7 triệu đồng/người/tháng.

 

Với nhu cầu tuyển dụng năm 2014 là 1.400 lao động, đến thời điểm này, Công ty vẫn thiếu lao động. Việc tuyển dụng khó khăn lớn nhất là không tuyển lao động thủ công mà phải có tay nghề. Để tháo gỡ khó khăn này, UBND tỉnh đã giao Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện đào tạo nghề may thông qua thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để cung cấp lao động có tay nghề cho Công ty may xuất khẩu GGS. Thực hiện chủ trương này, theo thống kê chưa đầy đủ, Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH TPHB, huyện Kỳ Sơn, Cao Phong mở được 1 lớp dạy may ở xã Yên Mông, 2 lớp ở huyện Kỳ Sơn và 1 lớp ở Cao Phong. Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành cũng mở 1 lớp dạy may với 30 học viên tham gia. Theo chị Nguyễn Thị Hải Âu, sự hỗ trợ của ngành chức năng cùng với số lượng lao động mới được đào tạo này có thể khẳng định, năm nay, Công ty cơ bản đủ lao động phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo kế hoạch, trong giai đoạn II được triển khai vào năm 2015, Công ty dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất thứ 2 ngay tại khu đất trên và tuyển dụng thêm 1.000 lao động. Để thu hút lao động có tay nghề đã và đang là bài toán khó đối với Công ty. Vì vậy, Công ty rất mong tỉnh và các ngành chức năng tiếp tục quan tâm, hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề may theo địa chỉ. Từ đó, nhà máy thứ 2 mới có điều kiện đi vào hoạt động chính thức, góp phần giải quyết việc làm, phát triển KT-XH ở địa phương.

 

 

                                                                                 Linh Trang

 

Các tin khác

Xưởng may túi siêu thị ở thị trấn Bo của Công ty TNHH MTV Hùng Như giải quyết việc làm cho 50 lao động, thu nhập bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Toàn cảnh hội thảo.
Không có hình ảnh
Đường bê tông liên xóm được đầu tư xây dựng với kinh phí trên 1,8 tỷ đồng, mang lại nhiều khởi sắc cho diện mạo nông thôn mới của xã Độc Lập.

Chăm lo cuộc sống cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thị Duyên, Chủ tịch Hội PN huyện Lương Sơn cho biết: Trong những năm qua, Hội phụ nữ luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các chính sách về dân tộc, cụ thể hóa thành chương trình hành động, các kế hoạch để triển khai, tổ chức thực hiện tốt hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là chăm lo cuộc sống cho phụ nữ DTTS, nữ hộ nghèo, nữ hoàn cảnh khó khăn...

Tạo sức bật cho xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong năm nay, xã dành kinh phí khoảng 20 triệu đồng để tổ chức 15 cuộc tuyên truyền về xây dựng NTM, dự kiến thu hút khoảng 2.500 lượt người dân tham gia. Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu sẽ nâng cấp, làm mới đạt chuẩn 11 km đường trục xã, xóm và đường nội đồng; cứng hóa 11km kênh mương… đi cùng với những tiêu chí cụ thể này BQL xây dựng NTM xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã đưa ra một loạt những giải pháp trước mắt và lâu dài để thực hiện thành công lộ trình xây dựng NTM.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ta trong những năm qua cơ bản phát triển ổn định. Toàn tỉnh hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 trang trại gà thương phẩm, 9 trang trại gà đẻ trứng thương phẩm và 3 trại gà giống cùng 1 trại gà hậu bị. Hiện toàn tỉnh cũng có 20 trang trại nuôi lợn nái và hậu bị. Ngoài ra, còn có hàng trăm các gia trại nông hộ và nuôi các con đặc sản khác.

Yên Lạc phát huy lợi thế để phát triển

(HBĐT) - Xã Yên Lạc nằm liền kề thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ), có đường 12B, đường Hồ Chí Minh chạy qua, giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ phát triển. 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt trên 68, 7 tỉ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt trên 25, 3 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị ngành CN -TTCN-XD đạt trên 19, 5 tỉ đồng, tăng 18,6% so cùng kỳ, chiếm 28,4% cơ cấu giá trị sản xuất của xã; giá trị ngành TM -DV đạt trên 23, 8 tỉ đồng, tăng 15,1% so cùng kỳ. Trong từng lĩnh vực, Yên Lạc chú trọng phát huy lợi thế để phát triển.

Đoàn CB, PV Báo Đảng 6 tỉnh miền núi phía Bắc khảo sát, tìm hiểu thực tế tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 11/10, đoàn cán bộ phóng viên Báo Đảng 6 tỉnh miền núi phía Bắc gồm: Báo Điện Biên Phủ, Báo Lai Châu, Báo Sơn La, Báo Yên Bái, Báo Lào Cai và Báo Hòa Bình đã đi thực tế tại huyện Cao Phong.

300 người tham dự hội thảo tư vấn- giới thiệu việc làm thành phố Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 10/10, UBND thành phố Hoà Bình phối hợp với Trung tâm Giới thiệu Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo tư vấn- giới thiệu việc làm năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục