Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn cao, nợ công tăng nhanh… Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20-10 cho biết.

 

Nhiều khó khăn, thách thức

Theo báo cáo của Thủ tướng, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách năm 2014 khoảng 14,2%, vẫn trong ngưỡng cho phép vì theo quy định của Chiến lược nợ công là không quá 25%. Tuy nhiên, nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay về cho vay lại thì con số này đã ở mức 26,2% GDP.

Tổng cầu tăng chậm. Tăng trưởng tín dụng chậm trong những tháng đầu năm. Nợ xấu còn cao, xử lý còn chậm. Việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường chứng khoán phát triển chưa vững chắc. Thị trường bất động sản phục hồi chậm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Quản lý thị trường, phòng chống gian lận thương mại, chuyển giá hiệu quả chưa cao.

Môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh cải thiện còn chậm. Thủ tục hành chính còn nhiều vướng mắc. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn tín dụng. Năng lực tài chính và quản trị của phần lớn doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước giảm.

Tái cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Tốc độ đổi mới công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo và tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp so với các nước trong khu vực.

Về vấn đề này, báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày đánh giá, với những khó khăn, tác động không thuận của tình hình thế giới và khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch, vận tải hàng không, khai thác thủy hải sản, giá và số lượng tiêu thụ, xuất khẩu một số hàng hóa sụt giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến đời sống nông dân . Tổng cầu suy giảm, chỉ số hàng tồn kho tăng 13,4%, cao hơn so với 2013.

Số doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động vẫn lớn , bắt đầu đã có một số doanh nghiệp quy mô trung bình và lớn đến nay phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sẽ tác động tiêu cực hơn tới vấn đề lao động, việc làm, thu ngân sách nhà nước, nợ xấu ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng tội phạm kinh tế.

Cân đối ngân sách nhà nước rất khó khăn, đã phải sử dụng hết các tiềm lực tài chính công; huy động nguồn trái phiếu Chính phủ ở mức cao và cả việc sử dụng bội chi để bù đắp chi thường xuyên, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho năm nay mà sẽ không đủ vốn đầu tư bố trí phục vụ tăng trưởng cho các năm tiếp theo.

Năm nay dự kiến đạt 13/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Theo Thủ tướng, trong 14 chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, dự báo có 13 chỉ tiêu đạt, vượt và một chỉ tiêu không đạt, đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo.

Các chỉ tiêu dự kiến đạt và vượt kế hoạch năm 2014 là: Tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu, tốc độ tăng giá tiêu dùng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị, tạo việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, số giường bệnh/1 vạn dân, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý, tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ che phủ rừng. Riêng chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ mới đạt 49% so với kế hoạch là 52%. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, về một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện đại biểu Quốc hội có hai luồng ý kiến đánh giá khác nhau, cần có đánh giá sâu sắc, sát thực tế hơn cả mặt tích cực và tiêu cực. Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2014 là 30,1% GDP, kế hoạch năm 2015 là 28% và dự báo 5 năm là 30,1% so với kế hoạch 5 năm thì đạt mức quá thấp. Một số ý kiến cho rằng còn nặng mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, chưa có giải pháp phù hợp đảm bảo tăng trưởng hợp lý, nhất là chưa đánh giá hết các tác động đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân.

Xuất siêu vẫn do đóng góp lớn của khối doanh nghiệp FDI. Dù năm 2014 là năm thứ ba liên tiếp xuất siêu là bước ngoặt lớn trong hoạt động thương mại và cán cân thương mại nước ta nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần đánh giá thêm các cơ sở, tính bền vững của một nền kinh tế đang phát triển, có nhu cầu nhập khẩu và liên tục nhập siêu cao nhiều năm trước. Báo cáo chưa đánh giá rõ xuất siêu như vậy là do hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tái cơ cấu nền kinh tế) hay chỉ là kết quả nhất thời do đóng góp mạnh mẽ mang tính đột biến của một số doanh nghiệp FDI.

Tổng mức đầu tư toàn xã hội giảm, doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động mấy năm nay rất lớn mà tăng trưởng vẫn tăng cao hơn các năm trước và chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm đạt xấp xỉ 1,6 triệu lao động là chưa thuyết phục.

Tỷ lệ bội chi ngân sách bình quân từ năm 2011-2014 khoảng 5%GDP chưa bao gồm trái phiếu Chính phủ là quá cao so với chỉ tiêu Quốc hội đến cuối năm 2015 đạt dưới 4,5%GDP, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ…

Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Quốc hội cũng nêu rõ về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2015.

Dự kiến, Quốc hội sẽ thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 vào ngày mai, 21-10.

 
 
                                                                              Theo Báo ND
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nhờ tiếp cận vốn NHCSXH, hộ ông Bùi Văn Nửn, xóm Cút, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững.
Không có hình ảnh
Nhân viên Tập đoàn Kangaroo tư vấn cho khách hàng đến mua sắm.

Trăn trở tìm hướng thoát nghèo

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Mai Châu trên 13 km, Phúc Sạn là xã 135 thuộc vùng hồ sông Đà. Do có địa hình đồi, núi dốc, sông, suối chia cắt, giao thông không thuận lợi, thu nhập của nhân dân chủ yếu dựa vào cây luồng và khai thác thủy sản nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%.

Lạc Thủy: Chưa có xã nào đạt tiêu chí số 17 về môi trường

(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lạc Thủy, hiện trên địa bàn huyện có 82% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, các cơ sở SX-KD từng bước đảm bảo VSMT, chất thải, nước thải được xử lý; nhiều xã có các hoạt động BVMT như: phát động phong trào trồng cây xanh ven đường, giao các tuyến đường cho các đoàn thể tự quản; vận động gia đình chăn nuôi làm hầm bioga...

Yên Thủy: Thí điểm 25 ha cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu thay đổi phương thức SX, nâng cao năng suất, sản lượng các mặt hàng nông sản, 9 tháng qua, huyện Yên Thủy tiếp tục triển khai thí điểm dự án 25 ha cánh đồng mẫu lớn liên kết SX, tiêu thụ bí xanh an toàn, mô hình trình diễn SX rau giống Hàn Quốc. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm KN-KN triển khai, thực hiện 9 mô hình hỗ trợ phát triển SX với tổng kinh phí 2,482 tỷ đồng.

Gần 13 tỉ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Sơn đã chủ động lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án trên địa bàn như: chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, NTM... với số tiền gần 13 tỉ đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất, trong đó nhân dân đóng góp 1,5 tỉ đồng.

Phấn đấu gieo trồng trên 8.000 ha cây vụ đông 2014

(HBĐT) - Đến thời điểm này, toàn tỉnh đã gieo trồng trên 2.000 ha các loại cây vụ đông, gồm khoảng 900 ha ngô, 300 ha khoai lang, 60 ha đậu tương và trên 700 ha rau, đậu các loại. Diện tích cây vụ đông trồng tập trung nhiều nhất tại các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Lạc Sơn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục