Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận phiên họp
(HBĐT) - Chiều ngày 22/10, Ban Chỉ đạo Dự án PSARD đã tổ chức phiên họp thứ 7 đánh giá kết quả hoạt động Dự án PSARD Hoà Bình 9 tháng năm 2014, triển khai kế hoạch hoạt động từ tháng 10/2014 - 12/2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Dự án PSARD chủ trì hội nghị.
9 tháng năm 2014, các nhóm thực hiện dự án tại các cấp đã phối hợp hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động đảm bảo tiến độ chung. Về lập kế hoạch phát triển KT - XH, 210 xã, phường đã hoàn thành dự thảo theo quy trình. Các xã đang tiến hành tham vấn cộng đồng, chất lượng các bản kế hoạch năm 2015 tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2014. Hoạt động CDF được triển khai thực hiện trên 87 xã với tổng số 390 hoạt động được đề xuất thực hiện, trong đó hoạt động cơ sở hạ tầng chiếm 94,4%. Trong năm đã xác định được 1.045 nhu cầu lớp FFS, trong đó đã thực hiện 374 lớp với 7.420 học viên, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14%, chủ đề học tập trung chủ yếu vào vật nuôi, cây trồng. Kết quả đánh giá cuối mỗi lớp tập huấn có 70% người dân tham gia áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Toàn tỉnh có 130 điểm dịch vụ thú y vẫn đang hoạt động và có thu nhập, trong đó 125 điểm có thu nhập đảm bảo. 100% tổ BVTV được cán bộ tỉnh, huyện xuống hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo công tác dự tính, dự báo sâu bệnh ở địa phương. Tổng giải ngân 9 tháng đạt trên 1,688 triệu USD, đạt 69% so với kế hoạch 2014 - 2015.
Giai đoạn từ tháng 10/2014 - 12/2015, Dự án có sự điều chỉnh về kế hoạch hoạt động và ngân sách. Theo đó, ngân sách điều chỉnh cho giai đoạn 10/2014 - 4/2015 đạt trên 696.000 USD, giai đoạn tháng 5 - 12/2015 đạt trên 1 triệu USD. Những ưu tiên cho giai đoạn bao gồm lập kế hoạch phát triển KT-XH cấp xã và cấp huyện có sự tham gia; quỹ phát triển xã; nâng cao năng lực quản lý tài chính, phương pháp FFS được thể chế hóa và áp dụng như một phương pháp khuyến nông trên toàn tỉnh; các điểm dịch vụ thú y đi vào hoạt động và cung cấp các dịch vụ cho người nông dân; tổ BVTV liên xã đi vào hoạt động và cung cấp dịch vụ có chất lượng; quản lý và thực hiện dự án; phương pháp chiến lược nhằm củng cố kết quả đã đạt được.
Sau nội dung thảo luận và trình bày khuyến nghị của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu kết luận và đề nghị Sở Tài chính, Sở KH & ĐT chủ trì đề xuất cơ chế phân cấp tài chính, phân cấp đầu tư, các sở liên quan tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ứng vốn ngân sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn kinh phí đối ứng đáp ứng yêu cầu dự án. Trong đầu tư dịch vụ công, ngành NN & PTNT cần tham gia tích cực, sớm thể chế hóa bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện, có đánh giá tổng kết đối với một số mô hình khuyến nông, thú y hiệu quả khuyến khích sự tham gia đóng góp của người dân. Đồng thời đề nghị Ban chỉ đạo Dự án tỉnh rà soát, căn cứ vào mục tiêu dự án nhằm đề xuất các giải pháp duy trì kết quả bền vững sau kết thúc dự án. Các đồng chí lãnh đạo huyện tham gia chỉ đạo ở cấp huyện phối hợp với các sở, ngành bám sát kế hoạch chi tiết đã điều chỉnh trong hơn 1 năm cuối để đẩy nhanh tiến độ, thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra trong bản kế hoạch.
Bùi Minh
(HBĐT) - 9 tháng qua, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, các dự án, các chương trình quốc gia giải quyết việc làm khai thác hiệu quả các nguồn vốn giúp hội viên vay phát triển kinh tế.
Ngày 21-10, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) dẫn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhận định, đến năm 2022, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
(HBĐT) - Trong 9 tháng, BCĐ 800 TPHB đã tập trung chỉ đạo các xã triển khai thực hiện cắm mốc quy hoạch xây dựng NTM sau khi công bố quy hoạch để quản lý thực hiện; đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán cắm mốc quy hoạch 2 xã Hòa Bình, Yên Mông và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch xây dựng NTM xã Yên Mông, Hòa Bình, Thống Nhất, Thái Thịnh; 3 xã còn lại đang được thẩm định.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 139 trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Bộ NN &PTNT, trong đó có 58 trang trại tổng hợp, chiếm 42%; 60 trang trại chăn nuôi, chiếm 43%; 6 trang trại trồng trọt, chiếm 4%; 7 trang trại lâm nghiệp, chiếm 5%; 8 trang trại thủy sản, chiếm 8%.
(HBĐT) - 9 tháng qua, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Thủy ước thực hiện 147.520 triệu đồng (giá cố định 2010) đạt 80,6% kế hoạch, bằng 125,8% so cùng kỳ.
Kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn cao, nợ công tăng nhanh… Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20-10 cho biết.