Anh Bùi Văn Đệm, xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía sắp tới kỳ thu hoạch.
(HBĐT) - Tây Phong là một trong những xã trồng nhiều mía tím ở huyện Cao Phong với diện tích 371,5 ha. Phó Chủ tịch UBND xã Tây Phong Bùi Văn Bền cho biết: Những năm gần đây cây mía tím đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Việc trồng mía tím hiệu quả của người dân cũng đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như từng bước xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã. Theo thống kê, năm 2013, trên địa bàn xã số hộ nghèo 26,26%, theo dự kiến năm nay, số hộ nghèo sẽ giảm xuống còn 18,9%. Từ những hiệu quả như vậy, xã Tây Phong tiếp tục duy trì, phát triển diện tích mía trong thời gian tới nhằm giúp nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình.
Chúng tôi đến thăm mô hình sản xuất mía tím của gia đình anh Bùi Văn Ðệm ở xóm Bảm. Gia đình anh Đệm có 4 khẩu, nhờ trồng mía tím, gia đình anh đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Anh tâm sự: từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi mạnh dạn đầu tư trồng 8.000 m² mía tím, mỗi năm thu khoảng 200 - 300 triệu đồng. Do dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và có nhiều kinh nghiệm nên cây mía tím phát triển tốt, năng suất, chất lượng đường cao. Khó khăn nhất trong trồng cây mía tím là phòng trừ sâu bệnh bởi không phát hiện sớm và phun phòng kịp thời dễ làm mía chậm phát triển sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Mía tiêu thụ dễ, có thương lái tới tận vườn mua, giá bán khoảng từ trên 5.000 đồng/cây. Mấy năm nay, mía tím luôn giữ giá, không bị thương lái ép giá do được thị trường ưa chuộng, đầu ra sản phẩm tốt. Nhờ nguồn thu từ trồng mía, kinh tế gia đình ổn định, tôi có điều kiện lo cho các con học hành.
Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Cao Phong có diện tích mía tím lớn nhất tỉnh với 2.492 ha, cùng với cây cam, cây mía tím là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Cây mía tím ở Cao Phong đã có tiếng từ lâu và có chỉ dẫn địa lý. Nhiều năm nay, cây mía tím là cây giảm nghèo hiệu quả của nông dân. Tính trung bình mỗi ha mía tím cho thu nhập từ 150- 200 triệu đồng. Hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây mía tím rất thuận lợi; các thương lái đến tận vườn đặt mua mía, thu gom cho bà con. Thời gian tới huyện sẽ xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM, trong đó có 2 cây trồng chủ lực được huyện lựa chọn là cam và mía, huyện chỉ đạo bà con nông dân thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía cho thu nhập khá. Huyện mong muốn sẽ có công ty, hợp tác xã đứng ra bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nhằm ổn định về đầu ra để người nông dân yên tâm sản xuất và mở rộng diện tích cây trồng.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thông qua hoạt động của ngành chức năng và các tổ chức CT – XH, TP Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo như: phối hợp giải quyết cho 95 hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn SX - KD với tổng số tiền 1,09 tỷ đồng; tạo điều kiện cho 891 trường hợp được tiếp cận các nguồn vay hỗ trợ khác, số tiền trên 5,9 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đảm bảo tốt thời vụ và cơ cấu giống cho các loại cây trồng, nhiều loại cây đạt năng suất và sản lượng cao, công tác chỉ đạo sản xuất được triển khai hiệu quả từ đầu đến cuối vụ... Đó là những kết quả nổi bật cho thấy tỉnh ta đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè - thu, tạo đà để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2014.
(HBĐT) - 9 tháng qua, các cấp Hội CCB trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng CSXH, các dự án, các chương trình quốc gia giải quyết việc làm khai thác hiệu quả các nguồn vốn giúp hội viên vay phát triển kinh tế.
Ngày 21-10, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công thương) dẫn báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhận định, đến năm 2022, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
(HBĐT) - Trong 9 tháng, BCĐ 800 TPHB đã tập trung chỉ đạo các xã triển khai thực hiện cắm mốc quy hoạch xây dựng NTM sau khi công bố quy hoạch để quản lý thực hiện; đã phê duyệt nhiệm vụ, dự toán cắm mốc quy hoạch 2 xã Hòa Bình, Yên Mông và phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch xây dựng NTM xã Yên Mông, Hòa Bình, Thống Nhất, Thái Thịnh; 3 xã còn lại đang được thẩm định.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 139 trang trại đạt tiêu chí theo quy định của Bộ NN &PTNT, trong đó có 58 trang trại tổng hợp, chiếm 42%; 60 trang trại chăn nuôi, chiếm 43%; 6 trang trại trồng trọt, chiếm 4%; 7 trang trại lâm nghiệp, chiếm 5%; 8 trang trại thủy sản, chiếm 8%.