Xã Bắc Phong (Cao Phong) phát triển diện tích mía tím cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/ha.
(HBĐT) - Nhận thức rõ vị trí cũng như những khó khăn và lợi thế của mình trong xây dựng NTM, huyện Cao Phong đã có những hướng đi phù hợp nhằm thực hiện có kết quả chương trình xây dựng NTM.
Trên cơ sở quy hoạch, BCĐ huyện đã chỉ đạo quyết liệt cấp uỷ cơ sở, BCĐ xã; huy động sự tham gia của các tổ chức, xã hội, đoàn thể ở địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên... Xác định người dân là chủ thể, vì vậy BCĐ các cấp đã chủ động hơn trong công tác tuyên truyền, tập trung đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng xã hội nông thôn văn hoá, phát triển bền vững, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Cách tuyên truyền về chương trình NTM được thực hiện đa dạng, từ lồng ghép vào các cuộc họp ở cơ sở, đến hình thức chọn điểm rồi nhân rộng, các xã chọn 1-2 xóm điểm, trong xóm điểm chọn ra các hộ tiêu biểu làm nhân tố điển hình rồi nhân ra diện rộng. Mặt khác công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở cơ sở được quan tâm. Trong huy động và bố trí nguồn lực, huyện tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án nhằm tăng hiệu quả các chương trình đầu tư; huy động sự đóng góp của nhân dân về công sức, tiền của, hiến đất, hiến kế trong phong trào xây dựng NTM. Năm 2014, huyện được phân bổ trên 9 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ xây dựng các hạng mục nhà văn hoá xã, bãi thu gom rác thải, nâng cấp xây dựng chợ, đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn.
Trong phát triển sản xuất, huyện tập trung phát triển các loại cây trồng có lợi thế như cam, mía nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho nông dân. Đặc biệt, 2 cây trồng chủ lực là cam và mía đã tạo nguồn thu cao, là cây xoá đói, giảm nghèo và làm giàu của nhân dân trong huyện. Bên cạnh đó, huyện tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, từng bước chuyển sang nông nghiệp sản xuất hàng hoá, gắn sản phẩm với thị trường tiêu thụ; tăng cường ứng dụng KH-KT vào các khâu trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người lao động. Ngoài ra, huyện luôn quan tâm phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, xúc tiến hình thành các loại hình HTX, nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất. Trong xây dựng hạ tầng thiết yếu, huyện tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông liên xóm, liên thôn, liên xã; các công trình nước sinh hoạt nông thôn, hệ thống thuỷ lợi. Tập trung đầu tư một cách đồng bộ hệ thống khu trung tâm các xã theo mức độ chuẩn hoá, phát triển toàn diện, đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ cả sản xuất và đời sống, an ninh chính trị và môi trường.
Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trong cách làm của mình huyện đã lựa chọn tiêu chí phù hợp với khả năng, nguồn lực của địa phương và lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để lập kế hoạch phấn đấu hoàn thành cho từng năm và cả giai đoạn, nhất là các tiêu chí không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Xác định lộ trình cụ thể để phấn đấu, nhất là các tiêu chí khó để thực hiện cho cả giai đoạn như tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hoá, tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư, tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, tiêu chí 14 về giáo dục, tiêu chí 16 về y tế, tiêu chí 17 về môi trường. Đồng thời xác định cơ cấu nguồn vốn phải dựa vào thực tế của địa phương, hỗ trợ của Nhà nước, vốn từ các chương trình, dự án, huy động của nhân dân, quản lý vốn đầu tư phải dân chủ công khai tránh thất thoát lãng phí. Bên cạnh đó khuyến khích tích tụ ruộng đất liên doanh liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập...
Nhìn chung, chương trình xây dựng NTM ở Cao Phong đã được các cấp, ngành trong huyện quan tâm chỉ đạo, nguồn lực được đầu tư đồng bộ và tập trung cho các lĩnh vực, nhất là xã phấn đấu về đích và các tiêu chí có thể hoàn thành sớm, lồng ghép các chương trình, dự án và huy động sự đóng góp của người dân được nhân dân ủng hộ tích cực. Qua đánh giá hết năm 2014, xã Dũng Phong có khả năng đạt 19 tiêu chí, 5 xã đạt từ 10-15 tiêu chí, 5 xã đạt từ 5-9 tiêu chí và 1 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Theo Sở Công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 của tỉnh đã vượt mốc 150 triệu USD, ước đạt 151 triệu USD, tăng 42, 45 so với năm 2013, thực hiện 100,67% kế hoạch.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay rác thải của hơn 300 hộ dân 2 xóm Thịnh Phú và Phố Sấu (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) được vứt dồn thành đống ven đường Hồ Chí Minh, khi nào nhiều thì đốt. Tình trạng này đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến mỹ quan và nhất là khiến cho xã rất khó có thể hoàn thành được tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.
(HBĐT) - Năm 2014, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành CN -TTCN trên địa bàn thành phố Hòa Bình được đánh giá phục hồi, ngành xây dựng có những chuyển biến tích cực.
(HBĐT) – Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; nhất là việc hoàn thành các tiêu chí NTM, Báo Hoà Bình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phát động cuộc thi giai đoạn 2014-2016, với chủ đề “Hoà Bình chung sức xây dựng nông thôn mới”. Mời bạn đọc, CTV trong và ngoài tỉnh tham gia viết bài hưởng ứng Cuộc thi. Nội dung chính Thể lệ Cuộc thi như sau:
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1953 thành lập Cụm công nghiệp Thanh Nông, huyện Lạc Thủy với quy mô diện tích 35,115 ha, đặt tại xã Thanh Nông, huyện Lạc Thủy. Mục tiêu, chức năng của cụm công nghiệp này là sản xuất CN – TTCN đa ngành của địa phương với các ngành nghề chủ yếu: sản xuất phân vi sinh, sản xuất vật liệu xây dựng…
(HBĐT) - Đồng chí Quách Hương Lam, Chủ tịch UBND xã Lạc Sỹ cho biết: Lạc Sỹ là xã vùng sâu, diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Yên Thủy. Cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Mấy năm nay, được sự hỗ trợ, đầu tư của các chương trình, dự án như 135, giảm nghèo... đã giúp bộ mặt nông thôn Lạc Sỹ ngày càng đổi mới.