(HBĐT) - Từ nhiều năm nay rác thải của hơn 300 hộ dân 2 xóm Thịnh Phú và Phố Sấu (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) được vứt dồn thành đống ven đường Hồ Chí Minh, khi nào nhiều thì đốt. Tình trạng này đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến mỹ quan và nhất là khiến cho xã rất khó có thể hoàn thành được tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.

 

Cùng chúng tôi đi thực tế tại khu vực bãi rác ven đường Hồ Chí Minh, đồng chí Đinh Văn Sấu, Trưởng xóm Phố Sấu cho biết: Không có bãi rác tập trung ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân. Người dân xóm Phố Sấu chủ yếu kinh doanh mặt hàng ăn uống (hơn 20 cửa hàng ăn uống lớn) và dịch vụ, TTCN nên lượng rác thải sinh hoạt là rất lớn. Không có bãi rác, chưa có hoạt động thu gom rác thải nên hàng ngày các hộ dân phải mang rác từ nhà ra vứt ở bãi rác tạm này. Lượng rác nhiều, ngày nắng bốc mùi hôi thối nồng nặc, ngày mưa nước chảy xuống những thửa ruộng gần đó đen ngòm. Bà con nhân dân rất bức xúc.

 

Đúng như phản ánh của ông trưởng xóm khi chúng tôi gặp khá nhiều người đi xe máy từ đâu đó mang các bọc rác đến khu vực bãi rác tạm này vứt và quay xe đi thật nhanh để tránh mùi hôi thối. Thỉnh thoảng những chiếc xe ô tô đi qua lại chèn tung các bọc rác hoặc kéo theo rác tràn lên mặt đường.

 

Đồng chí Bùi Văn Mạp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Lạc Thịnh có 15 xóm, hơn 1.500 hộ với gần 6.400 khẩu nhưng hiện nay xã chưa có bãi rác tập trung. Với các hộ dân sống rải rác trong xóm thì bà con tự tập trung, thu gom nhỏ lẻ rồi đốt. Nan giải nhất là rác thải của hơn 400 hộ dân thuộc 3 xóm ven đường Hồ Chí Minh là xóm Phố Sấu, xóm Thịnh Phú và xóm Xí Nghiệp. Không có bãi rác nên bà con đành đổ bừa ra bãi đất ven đường Hồ Chí Minh gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xã đã có quy hoạch khu vực bãi rác nằm sâu trong núi tại xóm Thịnh Phú với diện tích gần 1ha nhưng ở đó đang có cây trồng lâu năm của người dân, xã không có kinh phí để đền bù, giải tỏa, làm đường vào... Hiện nay, xã cũng chưa thu tiền vệ sinh môi trường của các hộ gia đình nên không có kinh phí để thuê người thu gom rác thải và vận chuyển rác thải vào bãi rác tập trung tại xã Bảo Hiệu (cách 6 km).

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bên cạnh vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân thì xã Lạc Thịnh hiện đang bị ô nhiễm bởi hoạt động của Nhà máy ván sợi ép (MDF) Vinafor - Tân An Hòa Bình. Cụ thể như hiện nay nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước thải được xả thẳng ra suối, đồng ruộng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng khói bụi... cũng thường xuyên xảy ra.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Dự kiến cuối năm nay xã sẽ hoàn thành được 8 tiêu chí về xây dựng NTM. Xã phấn đấu cuối năm nay sẽ xây dựng được từ 1 - 2 xóm kiểu mẫu. Toàn xã phấn đấu mỗi năm đạt thêm bình quân từ 2 - 5 tiêu chí NTM. Riêng về vấn đề vệ sinh môi trường, xã đã phát động phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” và vận động các hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Riêng về vấn đề xử lý rác thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, xã cần sự quan tâm, vào cuộc và hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan mới có thể cố gắng hoàn thành được tiêu chí về môi trường trong xây  dựng NTM”.

           

 

                                                                                  

                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Xã Cao Răm (Lương Sơn) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao đời sống người dân.

Huy động trên 7 nghìn tỉ đồng xây dựng NTM

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2011-2014, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đạt trên 7.000 tỉ đồng.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 3/11/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh, sáng 10/12, Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận quy chế hoạt động Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ chỉ đạo phát triển KTTT năm 2015. Dự hội nghị có 23 đồng chí thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở, ban, ngành và các huyện, thành phố. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh chủ trì hội nghị.

Toàn tỉnh huy động gần 23,8 vạn công làm thuỷ lợi

(HBĐT) - Thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt II, năm 2014, tính đến ngày 4/12, toàn tỉnh đã huy động được 237.944 công, đạt 87% kế hoạch, tăng 85.911 công so với kỳ trước. Theo đó, các huyện, thành phố đã đào đắp được 226.155 m3 đất, đá; phát dọn 840.037 m2 kênh mương nội đồng. Các địa phương huy động được nhiều công làm thuỷ lợi nhất là: Lạc Sơn 75.553 công, Lạc Thuỷ 36.901 công, Đà Bắc 26.391 công, Tân Lạc 22.430 công, Cao Phong 18.730 công...

Xã Cao Răm quan tâm “giải bài toán” giảm nghèo

(HBĐT) So với nhiều xã trong vùng ở huyện Lương Sơn, xã Cao Răm chưa có nhiều nét nổi bật trong phát triển KT -XH nhưng nếu nhìn lại quá trình phấn đấu trong nhiều năm qua thấy được những dấu hiệu tốt cho xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn này. Một thời, lối làm ăn xưa cũ, chỉ trông chờ vào cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ đã kìm hãm bước phát triển của vùng quê nghèo. Với nhiều động thái tích cực trong thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, Cao Răm đã có những chuyển động đáng mừng...

Hiệu quả mô hình phòng trừ ruồi đục quả trên cây có múi và cây họ bầu bí ở huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Ruồi đục quả (còn gọi là ruồi vàng) là đối tượng sâu bệnh khá phổ biến gây hại trên các loại cây có múi và cây họ bầu bí, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Trong khuôn khổ mô hình “Phòng trừ ruồi đục quả hại cây có múi và cây họ bầu bí trên địa bàn huyện Tân Lạc”, Trạm BVTV huyện đã tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm khống chế khả năng phát sinh, gây hại của đối tượng nguy hiểm này.

Trên 4.000 lao động được đào tạo nghề

(HBĐT) - Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi đã có trên 4.230 người được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo chiếm 24,3%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục