Cán bộ phòng việc làm - ATLĐ (sở LĐ-TB&XH) tuyên truyền, vận động thân nhân người lao động Hàn Quốc tại Lương Sơn về nước đúng thời hạn.
(HBĐT) - Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Những năm qua, do công tác giải quyết việc làm cho người lao động địa phương được thực hiện tích cực và hiệu quả. Đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ và lao động tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên việc XKLĐ của huyện đạt tỷ lệ thấp. Người lao động khi tham gia xuất khẩu đều có nhu cầu đi những thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... nên Lương Sơn là một trong những địa bàn có số lượng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước quá thời hạn khá đông của tỉnh.
Những năm qua, số lượng người lao động của huyện đi xuất khẩu tại Hàn Quốc từ 20- 30 người/ năm qua nhiều kênh, đa số thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh. Chưa tính số lao động chưa về nước từ năm 2010- 2013, đến năm nay, số lượng đã hết hạn hợp đồng theo chương trình EPS phải về nước là 12 người. Đến năm 2015 là 26 người. Tính đến tháng 8, số lao động đã về nước là 7 người. Như vậy còn 5 người chưa về nước, trong đó có 2 người thuộc diện bất hợp pháp là Nguyễn Văn Hương, sinh năm 1983 ở xã Thành Lập và Nguyễn Ngọc Doanh, sinh năm 1984 ở xã Long Sơn. Theo danh sách Sở LĐ-TB&XH gửi về, còn 3 người là: Đặng Đình Giáp, sinh năm 1984 ở thị trấn Lương Sơn; Nguyễn Văn Cường, sinh năm 1985; Lê Xuân Đa, sinh năm 1982 đều ở xã Tân Thành, qua kiểm tra thực tế không có tên tại các xã.
Theo đồng chí Trần Xuân Phúc, thực hiện chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH về triển khai tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc về nước đúng thời hạn, thời gian qua, BCĐ XKLĐ huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện. Qua đó, huyện đã tổ chức tuyên truyền đến nhân dân và đề nghị những gia đình có người lao động tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn. Nội dung tuyên truyền cụ thể là nếu về nước đúng hạn người lao động sẽ được Trung tâm Lao động ngoài nước hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục cần thiết quay trở lại Hàn Quốc làm việc cho chủ sử dụng lao động cũ sau thời gian 3 tháng kể từ ngày về nước và không phải dự thi tiếng Hàn (với những lao động trong suốt thời gian làm việc tại Hàn Quốc 4 năm 10 tháng hoặc 6 năm không chuyển đổi nơi làm việc) nếu chủ sử dụng tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng. Người lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn có thể gặp những nguy cơ, rủi ro từ việc cư trú bất hợp pháp cũng như hình thức xử phạt áp dụng tại Hàn Quốc... Đặc biệt, vừa qua, BCĐ XKLĐ huyện phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đúng thời hạn với sự tham gia của lãnh đạo các xã, thị trấn và thân nhân người lao động hết hạn hợp đồng vào cuối năm nay và năm 2015. Ông Nguyễn Văn Lai, xã Thành Lập chia sẻ: Tôi là bố của cháu Nguyễn Văn Ngọc đang đi XKLĐ tại Hàn Quốc được 4 năm và sẽ hết hạn hợp đồng trong năm 2015. Tôi cảm ơn các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tạo điều kiện cho con chúng tôi được đi XKLĐ để phát triển kinh tế gia đình. Gia đình hứa sẽ vận động con về nước đúng thời hạn hợp đồng. Tham gia hội nghị này còn có đồng chí Phạm Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH). Tại hội nghị, đồng chí đã giải đáp những thắc mắc của các gia đình có con em lao động tại Hàn Quốc và khó khăn, vướng mắc của các xã, thị trấn trong quá trình tuyên truyền, vận động người lao động Hàn Quốc về nước đúng thời hạn... Đồng chí cho rằng, những nỗ lực trong tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn của huyện Lương Sơn sẽ góp phần thực hiện nghiêm thoả thuận đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc để chương trình EPS tiếp tục được triển khai, đóng góp vào phát triển KT-XH địa phương.
Linh Trang
(HBĐT) - Năm 2014, TP Hoà Bình đã tổ chức các hội nghị, hội thảo tư vấn giới thiệu việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề và XKLĐ cho 300 lao động. Giải quyết việc làm từ dự án vay vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho 1.001 lao động. Mở 11 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 312 lao động nông thôn và nông dân, qua đó góp phần nâng tỷ lê lao động qua đào tạo của thành phố đat 48,5%.
(HBĐT) - Nhận thức rõ vị trí cũng như những khó khăn và lợi thế của mình trong xây dựng NTM, huyện Cao Phong đã có những hướng đi phù hợp nhằm thực hiện có kết quả chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Là xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, Lỗ Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đến nay, xã mới đạt 6 tiêu chí.
(HBĐT) - Trung tâm Chứng nhận phù hợp (Quacert) – Bộ KH&CN vừa trao Giấy chứng nhận Nhóm sản xuất cam VietGAP cho nhóm sản xuất cam VietGAP Đác Tra thuộc thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Theo đó, chứng nhận sản phẩm cam, quýt của nhóm này được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn (VietGAP). Diện tích được chứng nhận là 46,97 ha; sản xuất 4 giống: cam Canh, CS1, Xã Đoài, quýt Ôn Châu; sản lượng dự kiến 2.500 tấn/năm. Giấy chứng nhận có giá trị từ ngày 14/11/2014 đến ngày 14/11/2016.
(HBĐT) - Sáng 12/12, tại UBND thành phố Hòa Bình, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị khởi động dự án “Chương trình đô thị miền núi phía Bắc – thành phố Hòa Bình”. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32, ngày 20/5/2003 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đã có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra. Qua thực tế triển khai thực hiện công tác đền bù GPMB đã chứng minh nơi nào có sự lãnh đạo tập trung, chỉ đạo sâu sát, công tác GPMB sẽ đạt được những hiệu quả tích cực.