Nhân dân 2 xóm Rộc Trụ, Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) ký cam kết thực hiện mô hình đồng thuận trong xây dựng nghĩa trang.
(HBĐT) - Vấn đề quản lý, thực thi chính sách về đất đai vùng nông thôn vốn nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu có sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân, mọi khó khăn, phức tạp sẽ tìm ra hướng giải quyết. Mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất được thực hiện tại 2 xã Đồng Tâm, Khoan Dụ (Lạc Thủy) là minh chứng thực tiễn.
Thôn Đồng Nội, Đồng Riệc của xã Đồng Tâm khi bắt tay thực hiện công trình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) gặp phải 3 chướng ngại, đó là: sau quy hoạch NTM, công trình không nằm đúng như quy hoạch nên bắt buộc phải làm tờ trình điều chỉnh; công trình liên quan đến đất 64 (2 vụ lúa) và đất lâm nghiệp do người dân tự khai phá; nhu cầu nguồn vốn lớn cần huy động từ phía nhân dân. Theo đồng chí Bùi Văn Hăng, Phó Chủ tịch UBND xã, để nhận được sự đồng thuận hai bên, UBND xã đã tham mưu cho Đảng ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện mô hình, tiếp đó thành lập Ban điều hành bao gồm đại diện cho cấp ủy, chính quyền xã, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thôn. Từ cuối năm 2013 đến nay, mô hình đã thực hiện được 5/6 bước với các bước tuần tự: tổ chức hội nghị mở rộng, lấy ý kiến của lãnh đạo nòng cốt và người dân về chủ trương xây dựng TTHTCĐ phù hợp với vị trí mới và báo cáo toàn bộ công tác quản lý đất đai, tổng hợp kế hoạch sử dụng đất để người dân 2 thôn nắm bắt. Ở bước kế tiếp, xã đã tổ chức họp dân của 2 thôn Đồng Nội, Đồng Riệc, báo cáo tới nhân dân về vấn đề quy hoạch, chủ trương xây dựng TTHTCĐ nhằm xin ý kiến của bà con. Đồng thời UBND xã công bố phương án đổi đất đối với đất hai vụ lúa, trong đó có 8 hộ dân phải đổi đất với vị trí khác tương ứng, 15 hộ liên quan đất lâm nghiệp được đền bù giải phóng mặt bằng và có phương án giải quyết 5 hộ có đất tự khai phá. Sau hội nghị này, nhận được sự đồng tình từ phía người dân, chính quyền địa phương đã tiến hành hội nghị tổ chức cho người dân ký cam kết. Tại đây, 100% số hộ liên quan đã đồng ý và cam kết đổi đất tương ứng. 100% số hộ liên quan đến đất lâm nghiệp đã nhận đền bù, bàn giao mặt bằng. Một hội nghị mở rộng khác cũng được tổ chức bao gồm thành phần Đảng ủy, UBND, MTTQ, các hội, đoàn thể và nhân dân được triển khai với nội dung thông báo tình hình đổi đất, tiếp đó họp toàn thể người dân thông báo công khai kết quả cam kết đổi đất, vấn đề giải phóng mặt bằng, tổng vốn, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát công trình xây dựng...
Đối với xã Khoan Dụ, mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất được áp dụng trong xây dựng nghĩa trang, đây cũng là một trong những nội dung xây dựng NTM triển khai ở cơ sở 2 thôn Rộc Trụ, Liên Sơn. Tương tự như ở xã Đồng Tâm, mô hình đồng thuận xây dựng nghĩa trang đã tổ chức họp dân khảo sát nhu cầu, thành lập Ban điều hành mô hình của xã và xác định 7 bước thực hiện cụ thể như phân tích đánh giá thực trạng, khảo sát nhu cầu nhân dân, họp bàn hộ dân 2 thôn cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nghĩa trang theo thiết kế. Ông Đinh Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây nghĩa trang của thôn nhỏ bé, không có bờ rào, tường bao, cỏ mọc hoang dại, vị trí lộn xộn không hàng lối, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Đến thời điểm này, mô hình đã thực hiện đến bước thứ 5, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các hộ dân góp vốn chỉnh trang, xây tường bao, cổng với mức đóng góp 200 nghìn đồng /hộ. Mô hình đang huy động thêm một số tổ chức, nhà hảo tâm xây dựng nghĩa trang, tiến hành đổi đất, vận động đổi đất trong dân. Theo ông Vũ Quang Trung ở thôn Liên Sơn: Với đặc thù 90% hộ dân theo đạo Thiên chúa giáo, sau khi được thôn giải thích, xã động viên, người dân phấn khởi, ủng hộ, ra sức đóng góp nhờ nhận thức được thực chất mô hình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện môi trường nông thôn.
Theo kế hoạch, đến đầu năm 2015, mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất sẽ tiến đến bước cuối cùng là xây dựng các hạng mục công trình, góp phần đẩy nhanh tiến trình về đích NTM của 2 xã Đồng Tâm, Khoan Dụ. Đáng mừng là thực tế ở xã Đồng Tâm, trước, trong cùng thời điểm, một số công trình, dự án khác thường gặp phải khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng, có khi kéo dài 2 - 3 năm thì đối với công trình TTHTCĐ chỉ diễn ra trong vòng 6 tháng (từ tháng 1 - 6/2014) với diện tích đất 3,6 ha, liên quan đến nhiều hộ. Cũng từ đây, xã đã bắt đầu áp dụng sang một số chương trình, nội dung khác như làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Ông Lê Văn Tình, đại diện cho hộ dân thôn Đồng Nội phấn khởi: với các bước triển khai mô hình chặt chẽ, người dân đã tự nguyện chung sức đóng góp gần 100 triệu đồng tham gia làm đường giao thông nông thôn chiều dài gần 1 km, xây dựng cổng làng. Đồng chí Bùi Phương Loan - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Lạc Thủy đánh giá: Mô hình tuy mới đưa vào thực hiện nhưng mang lại kết quả đáng mừng, đặc biệt là nhận được sự vào cuộc của người dân, bước đầu có hiệu quả, tác động đan xen, lan tỏa trong chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Đây không chỉ là cách làm mới tạo tính đồng thuận trong nhân dân mà còn là cụ thể hóa nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó người dân được bàn, biết, tham gia đóng góp và hưởng lợi. Tới đây, Ban Dân vận Huyện ủy sẽ tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai nhân rộng, đồng thời mong muốn, đơn vị tài trợ mô hình là tổ chức OXPAM (Bỉ) thông qua HND tỉnh có những can thiệp, ủng hộ nhiều hơn cùng với người dân góp tiếng nói, thể hiện quyền tham gia các quyết định, phần việc liên quan đến lợi ích của mình, tạo được sự chú ý và phát triển mô hình bền vững.
Bùi Minh
(HBĐT) - Xã vùng cao Cao Sơn nằm cách huyện lỵ Đà Bắc hơn 10 km, toàn xã có diện tích tự nhiên trên 5.000 ha, trong đó, đất phù hợp sản xuất nông nghiệp 860 ha, đất sản xuất lâm nghiệp 2.100 ha, đất phi nông nghiệp 268,13 ha, diện tích nuôi thuỷ sản 38,2 ha, còn lại là đồi, núi đá. Xã có địa hình chia cắt bởi các khe núi, đường giao thông đến các xóm còn khó khăn, xóm cách xa trung tâm xã nhất 12 km.
(HBĐT) - UBND huyện Đà Bắc vừa phê duyệt mô hình hỗ trợ trồng thử nghiệm giống bưởi đỏ tại xã Cao Sơn. Theo đó, dự kiến kinh phí thực hiện 80 triệu đồng, trong đó UBND huyện trích ngân sách huyện 45 triệu đồng hỗ trợ: tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 4 hộ dân trong xã Cao Sơn trồng cây bưởi đỏ.
(HBĐT) - Nhận thức được việc làm đường là phục vụ cho chính gia đình mình và góp phần xây dựng NTM, nhiều hộ dân xã Bắc Phong (Cao Phong) đã tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất thổ cư, đất vườn và hoa màu để làm đường GTNT. Có được sự đồng thuận đó chính là nhờ cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã làm tốt công tác dân vận, giúp người dân hiểu được chủ trương, ý nghĩa của chương trình MTQG xây dựng NTM.
(HBĐT) - Năm nay, huyện Kim Bôi đề ra kế hoạch tạo việc làm mới cho 1.900 lao động. Từ đầu năm đến nay, huyện có 1.980 lao động tìm được việc làm mới, đạt 104,2% kế hoạch.
(HBĐT) - Là sàn giao dịch việc làm cuối được tổ chức trong năm 2014 của tỉnh, phiên giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn thu hút đông đảo người lao động đến tìm hiểu thông tin về học nghề, việc làm.
(HBĐT) - Đồng chí Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lương Sơn cho biết: Những năm qua, do công tác giải quyết việc làm cho người lao động địa phương được thực hiện tích cực và hiệu quả. Đặc biệt là giải quyết việc làm tại chỗ và lao động tham gia làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nên việc XKLĐ của huyện đạt tỷ lệ thấp. Người lao động khi tham gia xuất khẩu đều có nhu cầu đi những thị trường có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... nên Lương Sơn là một trong những địa bàn có số lượng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước quá thời hạn khá đông của tỉnh.