Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.

Với năng suất trung bình 80 kg quả/ngày, dự kiến vụ dưa năm nay, gia đình anh Cảnh thu khoảng 5 tấn dưa chuột bao tử, mang lại thu nhập khoảng 35 triệu đồng.

(HBĐT) - Vào mùa khô, hầu hết những chân ruộng 1 vụ ở Cuối Hạ (Kim Bôi) đều bỏ hoang. Người lao động trong xã rủ nhau về các thành phố tìm việc làm thuê trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, vụ đông năm nay, nhiều nông dân ở đây đã biến những mảnh ruộng hoang khô cằn trở nên màu mỡ và sinh lời. Một trong những người tiên phong trong hoạt động ấy là anh Quách Văn Cảnh, xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với mô hình trồng dưa bao tử.

 

Đến xóm Má, xã Cuối Hạ những ngày này rất khó để gặp anh Cảnh ở nhà, đang vào vụ thu hoạch nên gần như cả ngày anh bận rộn ngoài ruộng dưa. Chia sẻ về giống cây trồng mới, anh Cảnh cho biết: Dưa chuột bao tử cho thu liên tục trong vòng 60 ngày nếu chăm sóc cây tốt. Đối với một quả dưa bao từ đạt loại 1 chỉ khoảng 3 ngày tuổi, vì thế, ngày nào cũng phải thu hoạch nếu không quả to quá sẽ không được giá. Ngoài ra, trong giai đoạn thu hoạch, cây cần đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đầy đủ nếu không sẽ rất nhanh ruỗng dây, không đảm bảo năng suất theo kế hoạch.

 

Cũng giống như nhiều hộ gia đình ở Cuối Hạ, trước đây, vào những tháng cuối năm, anh Cảnh thường về các thành phố lớn tìm việc làm thêm hoặc làm thuê cho các mỏ than đang hoạt động tại địa bàn xã.  Tuy nhiên, công việc vất vả lại thường xuyên phải xa nhà, không có điều kiện chăm lo cho gia đình nên 2 năm nay, anh Cảnh quyết định không đi làm thuê nữa mà gắn bó với công việc đồng áng ở nhà. Tận dụng đất vườn gia đình, anh học nghề ươm keo giống và triển khai thí điểm làm thử. Nhờ tích cực học hỏi, chăm chỉ chịu khó, đến nay, gia đình anh đã nắm bắt được kỹ thuật và bắt đầu ươm keo giống bán ra thị trường. Đến nay, trung bình mỗi năm anh ươm khoảng 30 vạn keo giống. Không dừng lại ở đó, trong quá trình mày mò học kỹ thuật ươm keo giống, anh được Trạm KNKL Khuyến nông, khuyến lâm huyện Kim Bôi giới thiệu về mô hình trồng dưa chuột bao tử. Nhận thấy đây là một cơ hội quan trọng có thể tận dụng được những chân ruộng 1 vụ bỏ không vào vụ đông, anh Cảnh đăng ký tham gia luôn. Sau khi được tập huấn, anh mượn 4 sào đất ruộng 1 vụ của các hộ dân bỏ hoang trong xóm đầu tư xuống giống trồng dưa chuột bao tử. Không chỉ tự mình tham gia, anh Cảnh cũng vận động bà con trong xóm cùng tham gia trồng thử nghiệm giống cây mới. Nhờ chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, hiện nay ruộng dưa nhà anh Cảnh đã cho thu hoạch. Anh Cảnh cho biết: Hiện nay, mỗi ngày, gia đình tôi thu khoảng 80 kg quả. Giá bán trung bình tại vườn là 7.000 đồng/ kg, thu liên tục trong 2 tháng. Đặc biệt, vì là loại ngắn ngày nên 1 vụ đông có thể xuống giống và làm được 2 vụ dưa bao tử.  Dưa chuột Nhật có ưu điểm là cây giống khỏe, dễ chăm sóc, tuy nhiên cần chú ý đặc biệt bệnh vàng lá. Chính vì vậy, khi tham gia mô hình này đòi hỏi người nông dân phải chăm chỉ, chịu khó áp dụng đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

 

Từ những thành công bước đầu của gia đình anh Cảnh, hiện nay, trên địa bàn xã Cuối Hạ, Bắc Sơn, Đông Bắc, dưa chuột bao tử cũng đang được nhiều hộ gia đình triển khai trồng thử. Với việc chịu khó áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, giống được hỗ trợ, sản phẩm được bao tiêu tại vườn, dưa chuột bao tử đang là một trong những cây trồng hiệu quả trong sản xuất vụ đông tại huyện Kim Bôi.

 

 

 

 

                                                                       Đinh Hòa

 

 

 

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục