Người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) tham gia mô hình nuôi gà đồi thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.
(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được Sở LĐ-TB&XH triển khai trên địa bàn các huyện Lạc Thuỷ, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và Mai Châu. Dự án đã mang lại kết quả đáng kể giúp cho các hộ nghèo có kiến thức kỹ thuật cơ bản trong nuôi gia súc, gia cầm; tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần cùng các chương trình, dự án khác giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.
Năm 2011, Dự án được triển khai tại xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ) và xã Toàn Sơn (Đà Bắc) với sự tham gia của 400 nhân khẩu của 90 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án đã hỗ trợ 2.250 con gà giống và 80 con lợn giống. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn và thuốc thú y với tổng kinh phí trên 563 triệu đồng. Năm 2012, Dự án được thực hiện tại xã Kim Tiến (Kim Bôi) và Lỗ Sơn (Tân Lạc) với sự tham gia của 298 nhân khẩu thuộc 73 hộ nghèo, trong đó có 63 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án đã hỗ trợ 2.500 con gà giống, 3.840 con ngan giống. Các hộ tham gia còn được cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và tập huấn kỹ thuật với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Năm 2013, Dự án triển khai mô hình nuôi gà đồi tại xã Xuân Phong (Cao Phong) và Chí Thiện (Lạc Sơn) với 70 hộ nghèo tham gia. Tham gia mô hình các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, thức ăn, làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi với tổng kinh phí 500 triệu đồng.
Năm 2014 thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở LĐ-TB&XH triển khai thực hiện 2 mô hình trên địa bàn huyện Mai Châu và Yên Thuỷ với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Trong đó, xã Nà Mèo (Mai Châu) có 40 hộ được hỗ trợ triển khai mô hình nuôi lợn thịt. Trung bình mỗi hộ được hỗ trợ từ 2- 3 con lợn giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho đàn lợn. Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy cho biết: Tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo của huyện có 40 hộ nghèo của xã Hữu Lợi. Từ ngày 1/10/2014, các hộ tham gia mô hình đã được hỗ trợ 75 con ngan giống. Ngoài ra còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y, thức ăn, làm chuồng trại. Hiện nay, các hộ thực hiện đúng quy trình chăm sóc, đàn ngan phát triển tốt. Trung bình mỗi con ngan đạt gần 3 kg. Theo đồng chí Trần Quang Thái, từ nay đến cuối năm, đàn ngan có thể xuất bán góp phần đáng kể nâng cao thu nhập của các hộ nghèo. Các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi, khẳng định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.
Đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Dự án giúp hộ nghèo trong tỉnh biết cách chăn nuôi với năng suất, chất lượng cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Cái được lớn nhất của dự án là đã góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo tham gia. Bên cạnh đó, các hộ nghèo còn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi, thú y, chuyển giao tiến bộ KHKT. Sau khi tham gia mô hình, các hộ nghèo tiếp tục tái sản xuất phát triển kinh tế hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi tại các hộ gia đình. Theo thống kê, từ năm 2011- 2013, dự án góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2- 3% ở địa phương nơi thực hiện dự án. Thông qua đó đã tuyên truyền sâu rộng đến người nghèo về chính sách của Đảng, Nhà nước với người nghèo. Từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hương Lan
(HBĐT) - Theo Sở GT-VT, thực hiện yêu cầu về việc điều chỉnh giá cước phù hợp với việc điều chỉnh giá nguyên liệu đầu vào, các đơn vị vận tải đã rà soát, kê khai lại giá cước để giảm giá cước vận tải phù hợp với việc điều chỉnh giá xăng dầu.
(HBĐT) - Năm qua, công tác đào tạo nghề, dạy nghề của huyện Tân Lạc tiếp tục được mở rộng về quy mô, chất lượng. Kết quả, đã tổ chức được 19 lớp với 509 học viên tham gia, đạt 100% so với KH. Đến nay, huyện có tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 39,43%, đạt 100% KH, tăng 5,1% so với năm 2013.
(HBĐT) - Vào mùa khô, hầu hết những chân ruộng 1 vụ ở Cuối Hạ (Kim Bôi) đều bỏ hoang. Người lao động trong xã rủ nhau về các thành phố tìm việc làm thuê trong lúc nông nhàn. Tuy nhiên, vụ đông năm nay, nhiều nông dân ở đây đã biến những mảnh ruộng hoang khô cằn trở nên màu mỡ và sinh lời. Một trong những người tiên phong trong hoạt động ấy là anh Quách Văn Cảnh, xóm Má, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) với mô hình trồng dưa bao tử.
(HBĐT) - Ngày 19/12, thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, từng bước ổn định đời sống, Hội Chử thập đỏ huyện Mai Châu đã tổ chức tặng bò sinh sản cho cho gia đình bà Vì Thị Đội, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu. Con bò có trị giá trên 11 triệu đồng, được trích từ quỹ Ngân hàng bò của huyện Mai Châu do Hội Chữ thập đỏ huyện vận động, quyên góp.
(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNN, tính đến trung tuần tháng 12, toàn tỉnh đã trồng được 3.224 ha cây màu và các loại rau, đậu vụ đông, đạt 101% kế hoạch, tăng 380 ha so với kỳ trước.
(HBĐT) - Trong tháng 11, hoạt động công nghiệp trong các DN thuộc các ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đà tăng trưởng; ngành sản xuất, phân phối điện có giảm do sự điều tiết sản lượng sản xuất các nhà máy thủy điện của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.