Lựa chọn đúng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh là căn cứ quan trọng để tỉnh ta đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SXHH. Ảnh: Cây chè được đưa vào SXHH tập trung, mang lại thu nhập cao cho nông dân huyện Lạc Thủy.

Lựa chọn đúng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh là căn cứ quan trọng để tỉnh ta đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SXHH. Ảnh: Cây chè được đưa vào SXHH tập trung, mang lại thu nhập cao cho nông dân huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Căn cứ kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh ban hành, các địa phương tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (SXHH), từ đó củng cố nội lực để đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

 

Sau một năm nỗ lực thực hiện các biện pháp thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng SXHH, ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt những kết quả khá toàn diện trong năm 2014, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể: Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 4,06%, giá trị sản xuất (GTSX) hiện hành ước đạt 10, 18 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngành trồng trọt có mức tăng trưởng GTSX ước đạt 3,1%, GTSX ước đạt 6.463 tỷ đồng; ngành chăn nuôi có mức tăng trưởng GTSX khoảng 9%, GTSX khoảng 2.171 tỷ đồng; ngành thủy sản có tốc độ tăng GTSX khoảng 6%, GTSX đạt khoảng 182 tỷ đồng; ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng GTSX khoảng 9,6%, GTSX khoảng 1.264 tỷ đồng... Với việc duy trì ổn định mức tăng trưởng trong bối cảnh KT -XH còn nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế.

 

Theo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh ban hành, trồng trọt là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu để phát triển theo hướng SXHH. Hiện nay, trồng trọt chiếm tỷ trọng 78% tổng GTSX của ngành nông nghiệp. Để thúc đẩy phát triển SXHH trong lĩnh vực trồng trọt, UBND tỉnh xác định: Cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất trồng trọt tập trung trên cơ sở khai thác tốt các lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Dự kiến sẽ mở rộng diện tích kinh doanh cây có múi trên 5.000 ha vào năm 2020; mở rộng và duy trì ổn định vùng sản xuất su su 300 - 500 ha, tỏi tía 300 - 400 ha, chè Shan tuyết 500 - 700 ha; phát triển đa dạng các loại rau phù hợp theo vùng sinh thái trên diện tích khoảng 11.000 ha; ổn định diện tích trồng mía tím, mía trắng hàng năm trên 8.000 ha... Để củng cố sự bền vững cho các vùng chuyên canh quy mô lớn, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nhằm giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

 

Cùng với lĩnh vực trồng trọt, hai lĩnh vực quan trọng khác là chăn nuôi và lâm nghiệp cũng đang có những bước tiến vững chắc trên lộ trình hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Về chăn nuôi, các địa phương xác định sẽ từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trang trại, gia trại, hình thành các vùng chăn nuôi xa KDC, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị. Trong lĩnh vực thuỷ sản, sẽ tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, các loài cá bản địa, phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng, đầu tư phát triển hệ thống sản xuất giống sạch bệnh, chất lượng cao, phát triển thuỷ sản theo hướng bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, ngành tập trung phát triển và tăng tỷ lệ rừng kinh tế, phát triển trồng rừng sản xuất thành một ngành kinh tế có vị trí quan trọng, nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, kết hợp trồng cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ với trồng rừng và khai thác rừng bền vững để tăng thu nhập.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Định hướng xuyên suốt đối với kinh tế nông nghiệp là phát triển theo hướng SXHH. Thực tế những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng SXHH có giá trị kinh tế vượt trội. Diễn biến này chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, phát triển theo hướng SXHH là định hướng phù hợp với nông nghiệp tỉnh ta, hứa hẹn tạo bước đột phá cho kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, trong tương lai, ngành NN &PTNT sẽ bám sát định hướng này và có những giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để kinh tế nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của KT -XH địa phương.

 

 

 

                                      Thu Trang 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục