Trong khuôn khổ thực hiện mô hình trình diễn, nông dân được tập huấn chuyển giao KHKT để từng bước làm chủ quy trình sản xuất (ảnh: Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) tiếp cận KHKH mới thực hiện thành công mô hình gieo cấy lúa lai chất lượng cao).

Trong khuôn khổ thực hiện mô hình trình diễn, nông dân được tập huấn chuyển giao KHKT để từng bước làm chủ quy trình sản xuất (ảnh: Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) tiếp cận KHKH mới thực hiện thành công mô hình gieo cấy lúa lai chất lượng cao).

(HBĐT) - Năm 2014, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã thực hiện 214 điểm trình diễn kỹ thuật với 2.031 hộ nông dân tham gia. Theo ông Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh các mô hình, dự án khuyến nông đã bám sát chủ trương phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, ngành và phù hợp với điều kiện của địa phương.

 

Điều đáng ghi nhận là so với trước đây, các mô hình trình diễn thực hiện có quy mô lớn hơn, bám sát định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo tính hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả là nhiều mô hình đã đạt kết quả tốt, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

 

Trong năm đầu tiên thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn và củng cố để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động. Hoạt động khuyến nông đã thu hút được nguồn kinh phí đầu tư trên 9.062 triệu đồng, bao gồm khoảng 4.611 triệu đồng nguồn ngân sách T.Ư, 730 triệu đồng nguồn ngân sách tỉnh, 3.720 triệu đồng nguồn ngân sách huyện và các nguồn khác. Với nguồn lực huy động được, hệ thống khuyến nông đã thực hiện 214 điểm trình diễn kỹ thuật với 2.031 hộ nông dân tham gia, bình quân trên 9 hộ/điểm trình diễn. So với năm 2013, số điểm trình diễn giảm 62 điểm, số hộ giảm 2.000 hộ, số hộ tham gia trình diễn/điểm trình diễn giảm 5 hộ/điểm trình diễn. Điều này cho thấy, các mô hình khuyến nông được triển khai trong năm 2014 có quy mô lớn hơn, bám sát định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, thể hiện tính hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.

 

Nhìn chung, các mô hình trình diễn năm 2014 tập trung vào 5 lĩnh vực chính: chăn nuôi  thủy sản, rau màu và cây thực phẩm, cây ăn quả và cây chè, cây lương thực và cây có củ, cây lâm nghiệp. Trong lĩnh vực chăn nuôi  thủy sản, các mô hình được triển khai theo định hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nổi bật là mô hình nuôi cá trắm đen, cá vược biển, cá lăng trong lồng lưới ở vùng hồ sông Đà; mô hình nuôi cá diêu hồng, cá rô phi đơn tính trong lồng tại các hồ chứa của huyện Tân Lạc; nuôi gà đồi ở các xã ven đường Hồ Chí Minh huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy; nuôi dê sinh sản tại huyện Tân Lạc; nuôi gà Qúy Phi tại huyện Kim Bôi; chăn nuôi trâu sinh sản, vỗ béo bò thịt tại huyện Yên Thủy. Để phát triển cây ăn quả và cây chè, các mô hình trình diễn tập trung vào việc phát triển các vùng cây ăn quả theo hướng tập trung, thâm canh: mô hình thâm canh cây bưởi Diễn, bưởi da xanh, bưởi đỏ, cam, thanh long ruột đỏ, chuối tiêu hồng... Trong đó, chú trọng tăng cường chuyển giao và khuyến cáo người trồng áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chế phẩm mới, sử dụng hiệu quả, an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu để hạ giá thành và tạo ra sản phẩm an toàn. Các mô hình trồng rau màu và cây thực phẩm cũng được triển khai theo hướng chuyên canh tập trung, cho kết quả đáng ghi nhận. Điển hình như mô hình trồng rau ngót, rau xanh tập trung của thành phố Hòa Bình; mô hình rau an toàn, trồng bí xanh huyện Kim Bôi; trồng rau hữu cơ của huyện Lương Sơn; thâm canh giống tỏi tía đặc sản tại huyện Tân Lạc và Mai Châu...

 

Ông Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh khẳng định: Trong năm 2014, các mô hình trình diễn khuyến nông -  khuyến ngư được thực hiện đúng tiến độ, cho kết quả tốt, tạo được sức thuyết phục cao và có nhiều khả năng lan rộng. Việc triển khai hiệu quả các mô hình trình diễn đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từ đó tạo thêm động lực cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

 

                                                                     

                                                                    Thu Trang

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục