Cán bộ và nhân dân xóm Máy, xã Hòa Bình (TPHB) huy động nhân lực, vật lực thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn.
(HBĐT) - Đời sống của nhân dân các dân tộc xã đặc biệt khó khăn Xuân Phong (Cao Phong) có sự thay đổi rõ rệt kể từ khi hạ tầng giao thông nông thôn liên xóm, xã được mở mới, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH ở địa bàn.
Đồng chí Bùi Hồng Toán, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong số các danh mục công trình hạ tầng cơ sở, giao thông luôn được lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, tuyến đường từ trung tâm xã đi các xóm đã cơ bản có kết cấu rải nhựa hoặc đổ bê tông, tỷ lệ cứng hoá giao thông nông thôn đạt 35%. Từ nay đến năm 2015, tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hoá còn tiếp tục được nối dài với triển khai thi công tuyến đường từ trung tâm xã đến xóm Mừng với chiều dài 6 km, tổng kinh phí 15 tỷ đồng từ nguồn vốn định canh - định cư; tuyến từ trung tâm xã đi các xóm Rú 1, Nhõi 1, Nhõi 2, Nhõi 3 với chiều dài 2,4 km, tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng.
Với huyện vùng cao Mai Châu, hạ tầng giao thông được chọn làm khâu đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển KT -XH. Theo đồng chí Hà Hiển Nhiên, Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng, huyện đã tập trung khai thác quản lý, tiết kiệm nguồn lực T.Ư và địa phương phục vụ hiệu quả chủ trương phát triển giao thông nông thôn, khắc phục tình trạng giao thông chắp vá, mạnh ai nấy làm. Với sử dụng lồng ghép các nguồn vốn cùng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện đã huy động tối đa các nguồn lực trong cộng đồng làm đường, xây cống, thay đổi diện mạo đường nội xóm, liên xã. Người người, nhà nhà thi đua hiến đất làm đường, góp công, góp sức để đường nối đường, xóm làng thêm khang trang. Mỗi năm, nhân dân toàn huyện đã đóng góp hàng trăm nghìn ngày công xây dựng, phát triển giao thông nông thôn. Ngoài các tuyến quốc lộ thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, 59 km đường tỉnh lộ đã được hoàn thiện, nâng cấp, 91 km đường huyện lộ có điều kiện kéo dài với kết cấu nhựa hoá, bê tông. Đặc biệt, trên 20 km đường liên xã, khoảng 400 km đường liên xóm liên tục được kéo dài, nới rộng. Liên tục nhiều năm, huyện là địa phương dẫn đầu của tỉnh trong phong trào phát triển giao thông nông thôn. Cùng với con đường, khách trong nước, nước ngoài biết đến du lịch Mai Châu nhiều hơn. Ông Hà Văn Tiểng, hộ làm du lịch ở bản Bước, xã Xăm Khoè chia sẻ khoe: Từ ngày đường bê tông trải về tận bản, khách ghé thăm, lưu lại bản tăng gấp đôi, gấp ba lần so với những năm trước đường về heo hút, doanh thu của hộ làm du lịch trong bản, nhờ vậy cũng tăng theo. Bà con thêm sáng rõ muốn phát triển kinh tế, giao thông phải đi trước một bước.
Từ phong trào phát triển giao thông nông thôn điển hình ở huyện Mai Châu đã lan rộng trên quy mô toàn tỉnh, sôi nổi nhất tại các địa bàn vùng khó khăn của huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn Hầu hết các huyện đã sử dụng lồng ghép, các nguồn vốn trong các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia như vốn xây dựng cơ bản, vốn 135, dự án giảm nghèo, cứng hoá GTNT, phòng - chống lụt bão, trái phiếu Chính phủ Đường sá êm thuận, nối dài, mở rộng, cứng hoá đến đâu, quán xá, cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở sản xuất, phố chợ ở các vùng khó khăn trong tỉnh mọc lên đến đó. Dịch vụ thương mại được mở mang, sản xuất hàng hoá trên địa bàn được đẩy lên bước mới. Người dân phấn khởi, đồng thuận bởi cũng từ đây, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nâng cao, sản phẩm nông nghiệp làm ra có cơ hội tiêu thụ dễ dàng hơn, đẩy lùi tình trạng tự cấp, tự túc.
Theo thống kê của Sở GT -VT, từ năm 2008 đến nay, toàn tỉnh đã huy động trên 472 tỷ đồng nâng cấp đường giao thông nông thôn. Tiếp tục thực hiện đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn đến năm 2015, tỉnh đã phân cấp quản lý bảo dưỡng đường huyện, dành nguồn vốn thỏa đáng cho bảo dưỡng và chỉ đạo các địa phương tham gia duy tu, bảo dưỡng đường. Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã mở mới và nâng cấp trên 1.800 km đường với tổng kinh phí khoảng 2.700 tỷ đồng. Nhờ vậy, hiện nay, mạng lưới giao thông nông thôn của tỉnh đã kết nối với nhau tương đối hoàn chỉnh, 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã. Còn theo kết quả ra soát của Ban chỉ đạo 800 tỉnh, riêng năm 2014, toàn tỉnh đã mở mới, nâng cấp 68 km đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với tổng kinh phí 48 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhiều nguồn lực lồng ghép đã được huy động, sửa chữa, nâng cấp 346 km đường trục xã, liên xã, trục thôn xóm và đường nội đồng. Với kết quả này, toàn tỉnh đã có 50 xã đạt tiêu chí số 8 về giao thông.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.
(HBĐT) - Sáng 30/1, Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2014, triển khai công tác tín dụng năm 2015.
(HBĐT) - Ngày 30/1, Sở NN &PTNT đã tổ chức công bố Dự án quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn của tỉnh từ nay đến năm 2020 theo Quyết định số 2364, ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hiện nay, huyện đang triển khai nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng, thu hút khách du lịch.
(HBĐT) - Từ ngày 27/1, đoàn liên ngành 389/ĐP và VSATTP thành phố Hoà Bình đã ra quân triển khai đợt kiểm tra về công tác ATTP các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịp Tết nhằm tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm.
(HBĐT) - Một ngày cuối năm, cùng với cán bộ phòng NN &PTNT huyện Lạc Sơn, chúng tôi đi thăm các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại một số xã trong huyện. Từ Hương Nhượng đến Tân Mỹ, xuống Liên Vũ, vào Tân Lập..., ở đâu chúng tôi cũng gặp những nụ cười rạng ngời trên gương mặt của người nông dân bởi vụ vừa rồi bội thu. Trên các xứ đồng, niềm vui được mùa đã xua tan sự mệt nhọc của nhà nông.