Một góc xã Tiền Phong (Đà Bắc) hôm nay.
(HBĐT) - Trong tiết xuân ấm áp, ngược dòng sông Đà mất vài tiếng đồng hồ mới đến xã Tiền Phong - một xã đặc biệt khó khăn vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc. Khó khăn lớn nhất nơi đây là địa hình chia cắt, đồi núi cao, độ dốc lớn. Cả xã có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.240 ha, trong đó, lúa nước chỉ có 21 ha. Đối với đất trồng màu sau khi “co kéo” mãi mới có khoảng 550 ha nhưng đất đai cằn cỗi chủ yếu là đất đồi, một số diện tích được bà con san lấp mới có mặt bằng. Còn lại là đất rừng khoanh nuôi bảo vệ và các loại đất đồi núi khác.
Chủ tịch UBND xã Bùi Mạnh Tưởng cho biết: Trong nhiều năm qua, Tiền Phong đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường, trạm cũng như các mô hình, dự án phát triển kinh tế... Cùng với đó là sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng lòng, chung sức của nhân dân trong xã đã góp phần đưa đời sống người dân ngày càng nâng cao.
Điều dễ thấy nhất trong sự đi lên là từ thu nhập của người dân từ chỗ vài triệu mỗi năm, đến năm 2014, thu nhập bình quân đã đạt 12 triệu đồng /người/năm. Có được điều này, theo lãnh đạo xã, ngoài sự hỗ trợ đầu tư khá lớn của Đảng, Nhà nước, người dân Tiền Phong đã nỗ lực khai phá những tiềm năng sẵn có. Một trong những thế mạnh nơi đây là phong trào nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình. Cả huyện Đà Bắc có trên 900 lồng thì riêng Tiền Phong đã phát triển trên 350 lồng. Người dân nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ và một số giống cá đặc sản mới đang được thử nghiệm. Bình quân một năm, mỗi lồng cá cho thu từ 20 - 30 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ngoài ra, với lợi thế lòng hồ, người dân còn khai thác cá sông giúp tăng thêm thu nhập. Kinh tế đồi rừng cũng được Tiền Phong chú trọng, rừng phát triển vừa chống xói mòn, vừa tăng thêm thu nhập. Trong phát triển nông nghiệp, người dân còn tranh thủ những thời gian nước lòng hồ Hòa Bình rút để trồng ngô và các loại cây màu khác trên những bãi đất bồi.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế của Tiền Phong hiện nay vẫn còn khá khó khăn bởi thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với bình quân cả huyện. Hộ nghèo của xã còn khoảng 235 hộ, chiếm trên 41,7%, hộ cận nghèo còn 213 hộ, chiếm trên 35%.
Cho dù vẫn còn đó những khó khăn nhưng theo lãnh đạo xã Tiền Phong, trong thời gian tới, cùng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, người dân trong xã, KT-XH Tiền Phong nhất định đi lên, trước nếp nghĩ, cách làm của người dân hiện giờ đã được thay đổi nhiều. Từ chỗ chấp nhận cuộc sống phụ thuộc “ông trời”, cách thức làm ăn có phần ỷ lại, hôm nay, người dân Tiền Phong đã biết phát huy thế mạnh, tìm tòi, khai thác tiềm năng sẵn có. Đây được cho là động lực quan trọng đưa Tiền Phong thay đổi từng ngày.
Hồng Trung
(HBĐT) - “Ngõ nhỏ, xóm nhỏ, nhà tôi ở đó... - Đó là một trong những lời giới thiệu dí dỏm tôi đã từng nghe từ người dân xã Trung Bì (Kim Bôi) chừng dăm, bảy năm về trước. Khi ấy xã mới được chia tách, người ít, đất ít, cơ sở vật chất thiếu thốn trăm bề. Bẵng đi mấy năm trở lại nơi này, tôi đã được chứng kiến sự đổi thay rõ nét, xóm vẫn nhỏ nhưng từng con ngõ đã rộng thênh thang, trạm y tế, trường học... khang trang, bề thế, bộ mặt NTM đang hiện hữu.
(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi về thăm đồng đất huyện Lạc Thủy khi bà con nông dân nơi đây vừa cấy xong diện tích lúa chiêm xuân, khắp diện tích đất bãi, đất màu gần như đã phủ màu xanh đang lên của rau, ngô, khoai, lạc, sắn. Vui bởi thời tiết nắng ấm suốt khung thời vụ giúp việc gieo trồng thuận lợi, bà con các xã, thị trấn lại canh cánh lo toan những khó khăn về tình hình sâu bệnh hại phức tạp có thể xảy ra trong ít ngày tới khi lúa, cây trồng cạn bước vào thời kỳ chăm sóc.
(HBĐT) - Tính đến ngày 28/2, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong tỉnh ước đạt 12.500 tỷ đồng; vốn huy động của các tổ chức tín dụng từ dân cư ước đạt 7.570 tỷ đồng, trong đó vốn huy động trên 12 tháng 2.160 tỷ đồng, chiếm 29,1% nguồn vốn huy động. Tổng dư nợ toàn địa bàn đến hết tháng 2 ước đạt 10.980 tỷ đồng; nợ xấu toàn địa bàn đến ngày 31/1 là 140 tỷ đồng, chiếm 1,3% tổng dư nợ.
(HBĐT) - Anh Bùi Quang Minh (phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình) hỏi: Công ty tôi đang cần bán đấu giá tài sản thanh lý tại Hòa Bình, Giám đốc Công ty giao cho tôi nhiệm vụ tìm hiểu về các tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng bán đấu giá. Qua tham khảo có ý kiến cho rằng nên ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà nước vì cho rằng bán đấu giá ở đó có giá trị pháp lý cao hơn doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng DN bán đấu giá tài sản và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà nước có giá trị pháp lý như nhau. Như vậy, hiểu như thế nào cho đúng?
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất vụ chiêm - xuân năm 2015, hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều địa phương đã cơ bản cấy xong lúa. Tuy nhiên, tại huyện Đà Bắc. Tính đến ngày 6/3, toàn huyện mới cấy đạt gần 50% diện tích. Nguyên nhân chủ yếu do các bai, hồ, đập thiếu nước. Vì vậy, khả năng hàng ngàn ha đất lúa và cây màu có nguy cơ hạn hán.
(HBĐT) - Gia đình chị Hà Thị Hậu, xóm Tam Hoà, xã Tân Sơn (Mai Châu) trước đây là hộ nghèo của xã. Thông qua Hội phụ nữ xã, gia đình chị đã được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Từ vốn vay cùng với sự tư vấn của Hội phụ nữ, gia đình chị mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gia súc. Hiện, trong chuồng nhà chị có 5 con lợn nái và hơn 20 con lợn thịt, bình quân xuất bán 3 lứa/năm.