Người dân thị trấn Đà Bắc phát triển CN - TTCN, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Mặc dù thường xuyên được đầu tư cơ sở hạ tầng với nguồn vốn khá lớn nhưng theo đánh giá của lãnh đạo huyện Đà Bắc, tình hình phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực CN -TTCN trên địa bàn huyện chưa có những bước phát triển đột phá.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo huyện Đà Bắc, trong năm vừa qua, cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện nhìn chung đã chuyển dịch đúng hướng. Theo đó đã có sự tăng dần tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, sản xuất TTCN được duy trì và phát triển ổn định. Nhờ các sản phẩm như chế biến bột giấy, đá xây dựng, gạch nung, đồ mộc dân dụng, bún khô, tăm mành, chổi chít, thủy điện và quặng sắt... đã góp phần nâng tổng giá trị sản lượng TTCN trong năm trên địa bàn toàn huyện đạt 182 tỷ đồng, đạt 111,6% kế hoạch đề ra và bằng 105% so cùng kỳ.
Đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tuy giao thông còn khó khăn nhưng nhìn chung cung, cầu hàng hóa vẫn duy trì thông suốt, giá cả ổn định. Các mặt hàng thiết yếu được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho người dân, nhất là những vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thống kê cho thấy, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn trong năm 2014 đạt khoảng 372 tỉ đồng, đạt 117% kế hoạch, bằng 102% so cùng kỳ. Công tác quản lý thị trường được duy trì thường xuyên. Trong năm, Ban chỉ đạo 127/ĐP huyện đã xử lý vi phạm 75 cơ sở SX -KD, phạt 55 triệu đồng, giá trị hàng hóa tịch thu tiêu huỷ khoảng 5 triệu đồng.
Được đánh giá là huyện khó khăn nhất tỉnh, tuy nhiên, nhờ vào chuyển biến đáng kể trên lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thu ngân sách của huyện năm vừa qua đã đạt trên 19 tỉ đồng, đạt 164% dự toán pháp lệnh tỉnh giao, bằng 105% dự toán HĐND huyện giao, so cùng kỳ đạt 138%. Tổng thu ngân sách địa phương ước đạt trên 471 tỉ đồng, bằng 126% dự toán HĐND huyện giao. Thu nhập bình quân tăng 17, 5 triệu đồng/người/năm, đạt 103% kế hoạch đề ra.
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn cho hoạt động SX -KD, hỗ trợ thị trường, từng bước nâng dần tỷ trọng CN -TTCN, dịch vụ trên địa bàn. Đặc biệt, huyện có chủ trương cải thiện môi trường đầu tư, phát triển mạnh các ngành CN -TTCN có lợi thế, nhất là công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông - lâm nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng. Đồng thời, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển du lịch, coi đây là một trong những ngành mũi nhọn của huyện.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 20/3, tại Trung tâm hội nghị Hòa Bình (TP Hòa Bình), Công đoàn các Khu Công nghiệp tỉnh đã phối hợp với Công đoàn Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng (KCN, KCX, KKT) tổ chức hôi thảo phát triển đoàn viên, thu và quản lý sử dụng tài chính công đoàn đối với công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn các KCN, KCX, KKT các tỉnh, thành phố phía Bắc.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đức Tuyên, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 60 của BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh, trong năm 2014, ngành LĐ-TB&XH (cơ quan thường trực tham mưu cho tỉnh về công tác XĐ-GN) đã hướng dẫn BCĐ giảm nghèo các huyện, thành phố tổ chức triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập bằng 150% chuẩn nghèo năm 2014 làm cơ sở thực hiện chính sách xã hội năm 2015. Tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo tỉnh năm 2014- 2015 phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm đạt 3%, góp phần thực hiện tốt chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012- 2020 theo Quyết định 1489 của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Tân Lạc được phân bổ 13.518 triệu đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình xây dựng NTM đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, hỗ trợ làm đường GTNT 5.018 triệu đồng; hỗ trợ làm kênh mương 1,2 tỉ đồng; hỗ trợ làm bãi rác 1,9 tỉ đồng; hỗ trợ làm nhà văn hoá xã, xóm 2,4 tỉ đồng; hỗ trợ xây trạm y tế 2,6 tỉ đồng và hỗ trợ 400 triệu đồng nâng cấp chợ.
(HBĐT) - Từ khi du lịch Mai Châu phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công bằng chất liệu thổ cẩm ngày càng lớn. Đó là cơ hội phát triển KT-XH địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu .
(HBĐT) - UBND huyện Mai Châu vừa tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, nhà đầu tư dịp đầu Xuân Ất Mùi 2015.
(HBĐT) - Là địa bàn có tiềm năng để sản xuất rau an toàn (RAT). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất RAT của tỉnh ta mới chỉ bước đầu được triển khai ở dạng mô hình, đang xây dựng mô hình hoặc mới được đưa vào sản xuất theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nhưng vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, công tác bảo quản, chế biến còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa phát triển. Xuất phát từ thực trạng đó, dự án “Quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất RAT của tỉnh từ nay đến năm 2020” được kỳ vọng sẽ mở ra một hướng đi mới mang tính chất bền vững cho sản xuất RAT nói riêng và sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung.