Những mặt hàng dệt thổ cẩm của HTX Chiềng Châu (Mai Châu) luôn được khách hàng ưa chuộng.
(HBĐT) - Từ khi du lịch Mai Châu phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng thủ công bằng chất liệu thổ cẩm ngày càng lớn. Đó là cơ hội phát triển KT-XH địa phương, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu .
Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn các hội viên HTX Chiềng Châu (Mai Châu) được Hội Nông dân, Trung tâm dạy nghề, Hội Phụ nữ, phòng LĐ - TB&XH huyện tư vấn đào tạo nghề và việc làm cho người lao động. Với phương châm vừa phát triển kinh tế, vừa truyền nghề duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, HTX đã ký kết với Trung tâm dạy nghề tạo điều kiện cho 25 học viên lớp may công nghiệp vào thực hành làm việc tại xưởng may của HTX. Sau học nghề, các học viên được làm việc tại HTX Chiềng Châu để gia công các sản phẩm dệt may thành sản phẩm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có uy tín, đảm bảo các điều kiện về việc làm, thu nhập, đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Hàng tháng mỗi người làm việc có thu nhập từ 3-3,5 triệu đồng. Có việc làm và thu nhập ổn định, nhiều hội viên đăng ký tham gia đưa vốn điều lệ của HTX lên gần 2 tỷ đồng. Từ đó, cơ sở vật chất của HTX ngày càng được mở rộng, nhiều học viên ở các xã đến liên hệ học việc, hợp tác làm bao tiêu sản phẩm.
Ông Mạc Văn Phang, Chủ nhiệm HTX Chiềng Châu (Mai Châu) cho biết: Sản phẩm thổ cẩm được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Mẫu mã có thể thay đổi nhưng sản phẩm phải luôn được làm từ sợi bông tự nhiên, nhuộm màu tự nhiên. Do quy trình sản xuất thổ cẩm hoàn toàn thủ công nên giá cao hơn so với các sản phẩm cùng mẫu mã sản xuất công nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch mở rộng về du lịch cộng đồng, các mặt hàng thêu, dệt và hàng may từ thổ cẩm. Cùng với đó là nỗ lực tìm đối tác ký kết để bao tiêu sản phẩm vào các dịp: triển lãm, hội chợ thương mại, hội chợ văn hóa dân tộc... tạo việc làm cho nhiều người lao động của xã và các xã lân cận. Trong thời gian tới, ngoài phát triển nghề dệt thổ cẩm, HTX sẽ kết hợp mở các chuyến du lịch trọn gói để du khách lưu lại lâu hơn, góp phần tạo nên một khu du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nghề dệt thổ cẩm Mai Châu trở thành làng nghề gắn với các hoạt động du lịch sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Việt Lâm
(HBĐT) - Là huyện vùng cao của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao nhưng những năm gần đây kết cấu hạ tầng huyện Mai Châu như điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đặc biệt, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Đó là nền tảng vững chắc để huyện Mai Châu đi lên bằng chính nội lực, tiềm năng, thế mạnh của mình.
(HBĐT) - Ngày 18/3, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trường đoàn kiểm tra tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện Lương Sơn. Cùng dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, KH&ĐT, các thành viên BCĐ 800 huyện và lãnh đạo 4 xã phấn đấu về đích 2015 gồm Nhuận Trạch, Liên Sơn, Hoà Sơn, Cao Thắng.
(HBĐT) - Thời tiết sau Tết có nắng ấm, thuận lợi cho cây lúa xuân nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh, những ngày này trên khắp các cánh đồng, bà con nông dân huyện Kim Bôi đang tập trung xuống đồng chăm sóc làm cỏ, chăm bón và tỉa dặm cho lúa vụ chiêm - xuân. Đây là thời điểm phù hợp để nông dân đầu tư bón thúc kịp thời vụ để lúa đẻ nhánh hữu hiệu, đảm bảo giành năng suất cao.
(HBĐT) - Nhờ thực hiện nhiều biện pháp trong bảo vệ, phát triển, rừng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh được quản lý tốt, độ che phủ rừng đến năm 2014 ổn định ở mức 49,41%.
(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có trên 21.300 ha đất nông nghiệp, chiếm 73,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 7.249 ha (đất trồng cây hàng năm 6.960 ha, đất trồng cây lâu năm 288,5 ha), đất lâm nghiệp 14.062 ha. Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế, 91% dân số của huyện sống ở nông thôn, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 55,86% cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp đến đời sống của người dân - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Thị Kim Cúc cho biết.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ hoạt động cải thiện dịch vụ công của Dự án PSARD năm 2014, toàn tỉnh đã xác định được hơn 1.000 nhu cầu, mở được khoảng 380 lớp học hiện trường (FFS) với 7.588 học viên tham gia, trong đó 54% là phụ nữ.