Người dân xã Độc Lập (Kỳ Sơn) tham gia làm đường giao thông theo tiêu chí NTM tại xóm Mùi.
(HBĐT) - Là việc khó, lần đầu tiên được triển khai thực hiện. Tuy vậy, mô hình xây dựng “Làng văn hóa quốc phòng” (VHQP) vẫn được thực hiện tốt ở xã vùng cao ĐBKK Độc Lập (Kỳ Sơn). Thành công của mô hình đã tích cực góp phần xây dựng NTM... Có được kết quả đó là do xã Độc Lập đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt đã phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong triển khai, tổ chức thực hiện.
Đồng chí Nguyễn Minh Hồi, Chủ tịch UBND xã Độc Lập cho biết: Thực hiện chỉ thị của Huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện Kỳ Sơn về xây dựng mô hình “Làng VHQP”, chúng tôi xác định đây là bước đột phá để địa phương xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn gắn với phát triển KT -XH, nâng cao đời sống người dân địa phương.
Để thực hiện tốt mô hình “Làng VHQP”, Đảng ủy xã đã tổ chức họp BCH mở rộng với các ngành, đoàn thể và đi đến thống nhất chọn xóm Nội để xây dựng mô hình vì đây là xóm có vị trí địa lý, ý thức nhân dân cũng như sự phát triển KT -XH ở mức trung bình so với các xóm khác trong xã. Sau khi thống nhất lựa chọn xóm Nội để xây dựng mô hình, UBND xã đã tổ chức họp toàn thể nhân dân để nêu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc xây dựng “Làng VHQP” và những tiêu chí cần đạt được sau khi mô hình được triển khai trên tinh thần “dân biết, dân bàn, dân thống nhất, dân cùng thực hiện”. Tại cuộc họp, hầu hết người dân nhất trí cao và lựa chọn nhóm hộ triển khai thí điểm. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện đã nảy sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Vướng mắc đầu tiên đó là một số hộ dân vẫn nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong gầm sàn. Cùng với đó, một số gia đình dù được hỗ trợ để làm nhà vệ sinh nhưng do nhận thức còn hạn chế nên đã không làm... Đồng chí Nguyễn Minh Hồi cho biết thêm: Trước thực trạng trên, xã đã thành lập tổ công tác để đến từng hộ để tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện. Trong đó đã tích cực phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Bên cạnh đó, động viên người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và đội ngũ CBĐV ở cơ sở tiên phong đi đầu thực hiện trên tinh thần “làm để dân tin và làm theo”, tự nguyện vận động người thân, gia đình làm trước, làm tốt để nhân dân làm theo. Trong đó, đồng chí Bí thư Đảng ủy và đồng chí Chủ tịch UBND xã trở thành những tuyên truyền viên tích cực, vận động cả hệ thống chính trị tham gia. Từ cách làm đó đã lôi kéo lực lượng dân quân, ĐV-TN, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia làm các công trình dân sinh như đổ đường bê tông theo tiêu chí xây dựng NTM dài 202 m, làm mới 26 công trình vệ sinh, kè mới 4 ao cá, di dời chuồng trại, dọn dẹp vệ sinh, phát quang hành lang giao thông.
Từ thành công đó, nhận thức của nhân dân đã được nâng lên. Mô hình xây dựng “Làng VHQP” ở xóm Nội đã lan tỏa ra khắp các xóm trong xã tạo thành một phong trào thi đua rộng khắp. Tính đến nay, cả xã đã có 210 hộ tự xây nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% hộ đã di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở. Ngoài ra, từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chương trình, dự án và nội lực của nhân dân, từ năm 2013 đến nay, xã Độc Lập đã xây mới thêm hơn 1.500 m kênh mương nội đồng, hàng năm huy động nhân dân tham gia ngày công phát quang hơn 10 km đường làng, ngõ xóm. Đặc biệt, từ thành công của mô hình “Làng VHQP” đã tích cực thúc đẩy phong trào xây dựng NTM ở xã những năm qua, nhất là vận động nhân dân tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn như gia đình anh Nguyễn Văn Kiều ở xóm Can 1 hiến hơn 350 m2 đất để làm trường mầm non và nhà văn hóa xóm, gia đình bà Nguyễn Thị Trầm ở xóm Mùi hiến gần 700 m2 đất để xây dựng trường mầm non... Tính đến nay, xã Độc Lập mới chỉ đạt 7 tiêu chí về xây dựng NTM, nhưng theo đồng chí Nguyễn Minh Hồi, cái được lớn nhất đó chính là nhận thức của người dân đã có sự thay đổi. Khi người dân tự thấy mình đóng vai trò chủ thể thì họ sẽ tham gia tích cực. Điều đó còn được thể hiện rõ ở việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khi người dân lựa chọn đưa các loại cây, con có giá trị cao, mang tính chất hàng hóa vào sản xuất như nuôi dê, trâu, bò, trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt... Qua đó, đời sống của người dân ở xã từng bước có sự thay đổi theo hướng tích cực.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Những năm qua, Hội PN huyện Cao Phong ký hợp đồng uỷ thác với NHCSXH huyện cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện Cao Phong đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo, đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Với tổng số 926 hộ, 3.250 nhân khẩu gồm 2 dân tộc anh em Kinh, Mường cùng đoàn kết chung sống ở 6 thôn, trong đó, trên 90% đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo. Những năm qua, bà con giáo dân ở giáo xứ Khoan Dụ (huyện Lạc Thủy) luôn tâm niệm “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt” nên luôn ý thức cao về trách nhiệm xã hội.
Bài 2: Dân biết, dân bàn, dân làm và hưởng lợi (Tiếp theo kỳ trước và hết)
(HBĐT) - Tân Minh là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Đà Bắc. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể trong xã đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân trên địa bàn. Hiện nay, Đảng bộ có 140 đảng viên, sinh hoạt ở 15 chi bộ, trong đó có 10 chi bộ nông thôn, 4 chi bộ trường học và 1 chi bộ cơ quan.
(HBĐT) - Sáng 30/3, tại Sở KH&CN, Khối các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, kỹ thuật đã tổ chức hội nghị ký giao ước thi đua năm 2015.
Bài 1: Nông thôn mới không phải là dự án đầu tư