Công ty CP May xuất khẩu Sma Vina Việt Hàn giải quyết việc làm cho trên 800 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Công ty CP May xuất khẩu Sma Vina Việt Hàn giải quyết việc làm cho trên 800 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Thời gian qua, công tác giải quyết việc làm của tỉnh có nhiều khởi sắc. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh tăng cả số vốn và quy mô. Đa số DN đều có nhu cầu sử dụng trên 1.000 lao động. Thị trường xuất khẩu lao động, ngoài các thị trường truyền thống như Đài Loan, Malayxia, Hàn Quốc, còn có các thị trường mới, thu nhập cao, việc làm ổn định như: Nhật Bản, các nước Trung Đông, Đông Âu. Điều này tạo cho người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Do đó, năm 2014, XKLĐ đạt cao hơn so với 2 năm trước (316 lao động).

 

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm còn có những khó khăn, hạn chế như: Việc người lao động tự tạo việc làm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông- lâm nghiệp thường không ổn định, mang tính thời vụ và phụ thuộc vào thời tiết, giá cả thị trường nên thu nhập không cao.. Đây cũng là khó khăn, thách thức trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Hiện tại, các địa phương chưa nắm được số lao động đã đi làm việc ở nước ngoài về. Đây là lực lượng lao động có kỹ thuật, tác phong công nghiệp nhưng khi về nước chưa được tạo việc làm đúng ngành nghề họ được đào tạo, đã làm việc, trong khi nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất cần số lao động này nên rất lãng phí. Do tâm lý người lao động không muốn chuyển đổi công việc, không muốn xa gia đình, khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 

Năm 2015, theo Quyết định số 1989/QĐ- UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH năm 2015 đã giao chỉ tiêu giải quyết việc làm toàn tỉnh là 16.000 người, tăng 2,56% so với kế hoạch năm 2014. Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, để thực hiện được chỉ tiêu này, hiện nay, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp: Một là tạo việc làm gắn với phát triển KT-XH của mỗi địa phương. Có thể nói đây là giải pháp chính, quan trọng để giải quyết việc làm tại chỗ, tạo thêm việc làm cho người lao động trên cơ sở thế mạnh của mỗi địa phương. Ví dụ các huyện: Cao Phong, Tân Lạc thích hợp phát triển cây công nghiệp; Mai Châu phát triển dịch vụ, du lịch; Lương Sơn khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng...Vì vậy trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH, mỗi địa phương cần định hướng cho người lao động học nghề, tìm việc làm, tự tạo việc làm phù hợp. Gắn tạo việc làm với xây dựng nông thôn mới, phát triển các làng nghề truyền thống và với chuyển dịch cơ cấu lao động để thu hút nhân lực tại chỗ giúp người lao động có việc làm và thu nhập ổn định ngay trên quê hương mình.  

Hai là đối với dự án vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH nắm bắt tình hình thu hồi vốn, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn cho các huyện, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt để sớm thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để tồn đọng vốn, không sử dụng vốn sai mục đích. Phát huy tốt hiệu quả vốn vay, trong đó ưu tiên các dự án thu hút nhiều lao động, dự án tạo việc làm theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Dự kiến số lao động được giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia năm 2015 từ 1.200- 1.400 người.  

Ba là dự án phát triển thị trường lao động, tổ chức xây dựng kế hoạch và sớm thực hiện cập nhật thông tin biến động cung lao động,  khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động trên cơ sở đó chủ động tham mưu, đề xuất với tỉnh các chính sách hợp lý, đúng đối tượng và phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Hỗ trợ định hướng công tác dạy nghề cho lao động trên địa bàn tỉnh. Tăng tuần suất mở sàn giao dịch việc làm ở các địa phương. Ngoài việc mở sàn giao dịch thường xuyên tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm cần tập trung mở sàn giao dịch việc làm ở những địa phương có cung lao động lớn và ở các khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp đầu tư, khả năng thu hút lao động lớn. Từ nguồn kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của tỉnh, định hướng để người lao động học những nghề mà các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang cần tuyển dụng như may công nghiệp khoảng  3.000 người, lắp giáp linh kiện điện tử khoảng 4.000 người, thợ hàn, cơ khí khoảng 400 người (theo số liệu các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng lao động năm 2015). Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhất là ở cơ sở về tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm. Phổ biến tuyên truyền Luật việc làm. Với công tác XKLĐ, Sở LĐ-TB&XH cũng đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn để lao động của tỉnh tiếp tục  được tham gia thị trường lao động tại Hàn Quốc (Đây là thị trường có thu nhập cao, phù hợp với người lao động của tỉnh).

 

                                                                         Hương Lan

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục