Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
(HBĐT) - Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020”. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Trung Hải – UVT.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành tham dự hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, phần lớn các nhiệm vụ đã được thực hiện theo lộ trình đề ra. Về thể chế, Chính phủ đã hoàn thành, trình Quốc hội phê chuẩn và ban hành 3 dự án Luật: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư (sửa đổi); còn lại 5 dự án Luật đang trong quá trình hoàn thiện. Các Bộ, ngành và địa phương đã hoàn thành 21/34 nhiệm vụ nghiên cứu các đề án, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, 5 nhiệm vụ được lồng ghép trong các nhiệm vụ khác đã hoàn thành hoặc đang triển khai. Về tình hình thực hiện đầu tư các công trình, dự án hạ tầng, bước đầu tập trung nâng cao tính đồng bộ, đảm bảo kết nối, tăng năng lực kết cấu giữa 11 lĩnh vực hạ tầng: giao thông; năng lượng; thuỷ lợi; đô thị; khu kinh tế - công nghiệp; thương mại; công nghệ thông tin; giáo dục - đào tạo; Y tế; Văn hoá - thể thao - du lịch; nông thôn mới. Trong đó, có một số dự án, công trình lớn được triển khai hoặc đang trong quá trình lập dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: Dự án mở rộng Quốc lộ 1; Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi Bắc Nghệ An; Đập sông Mơ, sông Lam; hồ sông Sào; …Trong bối cảnh kinh tế chung còn khó khăn, đã tập trung đổi mới đầu tư công theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư (BOT, BT, BO, PPP), tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Sau 2 năm, riêng các dự án, công trình trọng điểm sử dụng vốn lớn đã thực hiện tổng lượng vốn khoảng 550.000 tỷ đồng (không kể dự án thuộc ngành điện), trong đó vốn ngoài nhà nước chiếm 13,7%. Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai như thiếu tính đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật và giữa văn bản với thực tiễn; vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng còn thấp; công tác giải phóng mặt bằng chậm; công tác quản lý nhà nước còn hạn chế.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao những kết quả thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW trong thời gian qua. Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Thời gian tới, cần đẩy mạnh huy động các khoản vay ODA với mức độ ưu đãi thấp hơn của các tổ chức tài chính quốc tế; ưu tiên vốn ODA cho các dự án đặc biệt quan trọng, không có khả năng thu hút vốn tư nhân. Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích hài hòa cho nhà đầu tư, không phân biệt thành phần kinh tế. Giao các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng các quy hoạch, đề án phát triển, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và nguồn lực. Các địa phương tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư…
PV
(HBĐT) - Từ cuối năm 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, để cụ thể hoá chương trình xây dựng NTM, huyện Mai Châu đã khẩn trương hoàn thiện bộ máy chỉ đạo từ huyện đến xã, 130 xóm, bản lập ban phát triển thôn.
(HBĐT) - Mặc dù không phải là xã được huyện chọn làm điểm xây dựng NTM ngay từ đầu, nhưng trong những năm gần đây, quá trình xây dựng NTM tại xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xã đã có nhiều tiêu chí đạt và vượt so với kế hoạch, tạo tiền đề để thực hiện thành công quá trình xây dựng NTM. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 16,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,9%.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Tân Lạc được phân bổ 22, 3 tỉ đồng từ nguồn vốn TPCP cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 23 xã.
(HBĐT) - Đến xã Bình Thanh (Cao Phong) hỏi về mô hình chăn nuôi và đem lại thu nhập cho người dân nhất, phần lớn người dân nơi đây đều nói mô hình nuôi dê. Để tìm hiểu điều này, chúng tôi được khuyến nông viên xã đưa đi thăm mô hình nuôi dê của một vài hộ. Điển hình như hộ gia đình anh Nguyễn Xuân Bách ở xóm Lòn.
(HBĐT) - Từng bước tăng hàm lượng KH&CN trong sản phẩm, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có lợi thế. Đó là định hướng quan trọng đã được xác định trong Đề án “Tái cơ cấu ngành NN&PTNT theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020”.
(HBĐT) - KCN Mông Hóa (Kỳ Sơn) nằm trong quy hoạch các KCN tỉnh đến năm 2020, có diện tích quy hoạch hơn 230 ha, đã từng có nhà đầu tư đăng ký đầu tư hạ tầng từ nhiều năm trước nhưng chưa triển khai.