Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh thăm, tìm hiểu mô hình dệt thổ cẩm thuộc dự án giảm nghèo tại xóm Sát Thượng, xã Tự Do (huyện Lạc Sơn).
(HBĐT) - Sáng 4/6, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch TT UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Dự án giảm nghèo tại xã Tự Do, huyện Lạc Sơn. Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo các sở, ngành hữu quan, Ban quản lý Dự án giảm nghèo tỉnh và UBND huyện Lạc Sơn.
Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, trong 5 năm qua có tổng mức đầu tư trên 85 tỷ đồng ở 8 xã ĐBKK gồm: Tự Do, Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Bình Hẻm, Quý Hoà, Mỹ Thành, Miền Đồi, Hương Nhượng. Các hoạt động của dự án đã bao phủ trên toàn bộ 93/93 thôn, xóm. Người dân trong vùng dự án đều được hưởng lợi qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sinh kế và đặc biệt có tiểu hợp phần dành riêng cho phụ nữ; các hoạt động liên kết thị trường như hoạt động trồng mía đường xã Hương Nhượng, trồng gừng tại xã Ngọc Sơn. Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đã tạo một bước ngoặt lớn về phát triển KT-XH tại huyện Lạc Sơn nói chung và các xã vùng dự án nói riêng; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo được tiếp cận về khoa học kỹ thuật, thay đổi tư duy, tập quán canh tác lạc hậu. Dự án đã đạt được đích vì mục tiêu chung phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Đối với xã Tự Do, 5 năm thực hiện dự án, đã triển khai thực hiện tổng số 64 hoạt động với tổng số tiền đầu tư trên 9 tỷ đồng. Trong đó, hợp phần kinh tế huyện có 4 công trình với tổng giá trị trên 3,8 tỷ đồng. Hợp phần ngân sách phát triển xã có 60 tiểu dự án với giá trị đầu tư trên 5,2 tỷ đồng, bao gồm: 8 công trình giao thông, 11 công trình thủy lợi, 37 tiểu dự án sinh kế chăn nuôi cho hơn 500 lượt hộ tham gia hưởng lợi.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cho rằng: Dự án giảm nghèo đã đi vào cuộc sống và thực sự đem lại hiệu quả cho cuộc sống đồng bào vùng ĐBKK. Dự án đã góp phần chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào và tạo nên sự chuyển mình, vươn lên của cả hệ thống chính trị trong phát triển KT-XH của địa phương. Qua dự án, càng khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế, cần tăng cường công tác tuyên truyền để bà con nhận thức được ý nghĩa của dự án cũng như trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia. Đồng chí yêu cầu các cấp chính quyền huyện, xã, Ban quản lý dự án cần nắm chắc cơ chế hoạt động của dự án; cơ chế liên kết, phối hợp giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân… Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận, giải đáp một số kiến nghị của huyện Lạc Sơn và xã Tự Do.
Cũng trong dịp này, đồng chí Bùi Văn Cửu và đoàn công tác đã đến thăm, kiểm tra việc tham gia Dự án giảm nghèo của của 3 hộ chăn nuôi, dệt thổ cẩm tại xóm Sát Thượng, xã Tự Do.
Bùi Huy
(HBĐT) - Trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.270 tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm ước đạt 6.330 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, bằng 40,76% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Sáng 2/6, đoàn công tác của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển (BMZ), KFW và GIZ, Cộng hòa Liên bang Đức do bà Josefinev Brunhilde West, Vụ trưởng làm trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về dự án phát triển lâm nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng.
(HBĐT) - Khi du lịch cộng đồng ở Mai Châu phát triển thì các sản phẩm dệt thổ cẩm của các cô gái Thái cũng được đông đảo khách du lịch ưa chuộng, tạo đòn bẩy để nghề dệt thổ cẩm phát triển. Tuy nhiên, ban đầu sản xuất thổ cẩm ở Mai Châu chỉ mang tính chất thời vụ, manh mún. Với mục tiêu “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn, phục vụ phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Hoà Bình”, năm 2009, hợp tác xã (HTX) dệt thổ cẩm Chiềng Châu ra đời dưới sự hỗ trợ của Sở NN &PTNT cùng với tổ chức Jica của Nhật Bản. Đây được xem là mô hình điểm nhằm hỗ trợ phát triển, bảo tồn nghề dệt truyền thống của tỉnh.
(HBĐT) - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện thống kê đất đai, điều tra xây dựng bảng giá đất, phối hợp với đơn vị tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; lập hồ sơ thu hồi đất các nông - lâm trường, khu bảo tồn thiên nhiên trả lại cho địa phương quản lý sử dụng; rà soát phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020... Đó là những phần việc cụ thể mà UBND huyện Kim Bôi đã và đang triển khai, thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý đất.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc nâng mức vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn năm 2015 theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ lên 10.000 tỷ đồng, tăng thêm 5.000 tỷ đồng so với mức quy định tại Quyết định số 2326/QĐ-TTg ngày 21/12/2014.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 750/QĐ-TTg về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách - xã hội.