Đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Sáng 8/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2015.

 

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Cao Sơn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đánh giá: Qua nghe Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và tình hình triển khai nhiệm vụ những tháng đầu năm 2015 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, cho thấy mặc dù thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng, khó lường với việc Trung Quốc ngang nhiên xây dựng nhiều công trình trái phép, bồi đắp đảo nhân tạo; giá dầu thô trên thế giới luôn ở mức thấp, song với sự nỗ lực, quyết tâm điều hành của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế nước ta đã có sự phục hồi. Quý I năm 2015, GDP đạt 6,03%, cao nhất trong vòng 5 năm qua; thu ngân sách nhà nước tăng 9,4%, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo kế hoạch. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí, lần đầu tiên số người chết giảm xuống dưới 9.000 người, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng được củng cố và tăng cường. Hoạt động sản xuất - kinh doanh 4 tháng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014. Nợ công đảm bảo trong giới hạn cho phép. Nhiều Dự án lớn trọng điểm như hạ tầng giao thông, hàng không v.v.... được hoàn thành vượt tiến độ, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước; ngành giao thông thu hút đầu tư được khoảng 203.307 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách đầu tư theo hình thức BOT. Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014 xếp hạng chất lượng hạ tầng giao thông Việt Nam đứng thứ 74, tăng 29 bậc so với năm 2010. Các tổ chức tín dụng yếu kém được kiểm soát, tỷ giá duy trì ổn định, dự trữ ngoại hối tăng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Kết quả đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu đã đạt được kết quả nổi bật, tích cực theo lộ trình. Việc Bộ Tài chính tiếp tục áp giá trần đối với mặt hàng sữa đã đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sản xuất, nhà nước và người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Công tác cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan đã tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp phát triển. Việc phân bổ nguồn vốn tập trung cho các Dự án trọng điểm quốc gia đã đem lại hiệu quả cao, cấp phát vốn đầu tư công được thực hiện minh bạch. Công tác thông tin, truyền thông đã khẳng định vị trí, vai trò với sự phát triển của đất nước. Công tác đối ngoại thu được kết quả nổi bật, đặc biệt Quốc hội đăng cai tổ chức thành công Hội nghị IPU 132 góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, nhiều ý kiến cử tri cho rằng, tăng trưởng kinh tế - xã hội tuy được phục hồi nhưng thực sự chưa bền vững, đó là:

- Hoạt động sản - xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động có lãi thấp, điều này, một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, bên cạnh đó, theo phản ảnh của một số doanh nghiệp, các chính sách điều hành kinh tế còn thiếu tính ổn định, làm cho nhà đầu tư trong và ngoài nước e ngại, lo lắng. Ví dụ như: Giá tiền thuê đất, chính sách tiền lương tối thiểu vùng, lương bảo hiểm, đơn giá đền bù, giải phóng mặt bằng đất canh tác còn nhiều bất cập. Mặc dù, thời gian gần đây mặt bằng chung của lãi suất đã giảm xuống mức thấp, nhưng trên thực tế nhiều khoản vay từ những đợt tăng nóng lãi suất cao trước đây đã làm cho doanh nghiệp có phục hồi nhưng rất chậm. Theo số liệu của Bộ Tài chính, số doanh nghiệp phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ dưới 50%.

- Tình hình sản xuất nông nghiệp của nông dân gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vẫn xảy ra tình trạng được mùa mất giá, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt những tháng đầu năm 2015, giá cả của một số mặt hàng nông sản giảm mạnh, một số chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đóng tàu đánh bắt thủy sản, nhà ở cho người thu nhập thấp v.v... triển khai chậm, gặp nhiều vướng mắc, đã tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa thực sự hiệu quả. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm, giao khoán sử dụng đất sai mục đích, sai đối tượng dẫn đến thất thoát, lãng phí tài nguyên đất. Mô hình quản lý, quản trị doanh nghiệp của một số đơn vị còn bất cập, trách nhiệm quản lý của các công ty và chính quyền địa phương có nơi còn thiếu chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng “phát canh thu tô” gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến người dân thiếu đất sản xuất trong khi một số lượng lớn diện tích đất các nông, lâm trường không sử dụng hết.

Để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu trong những tháng cuối năm 2015, tôi xin kiến nghị Quốc hội, Chính phủ một số nội dung sau:

Thứ nhất: Đề nghị Chính phủ phân tích, đánh giá cụ thể hơn hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó có giải pháp chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực hiện ổn định các chính sách tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền thuê đất, tiền đền bù, giải phóng mặt bằng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm tiếp tục đầu tư lâu dài.

Thứ hai: Đề nghị Chính phủ bố trí kế hoạch vốn ngân sách trung ương (giai đoạn 2016-2020) hỗ trợ cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế liên kết kinh tế vùng cho nông nghiệp; chính sách ưu tiên tiền thuê đất cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng không; Thực hiện xã hội hoá tối đa đầu tư xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ví dụ: Tại một số nông trường trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đang thực hiện phương thức người dân góp đất và công, nhà đầu tư góp vốn, công nghệ và bao tiêu sản phẩm tạo chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đổi mới cơ chế, quản lý và bảo vệ rừng theo hướng giao rừng cho doanh nghiệp quản lý, thay cho mô hình kém hiệu quả hiện nay.

Thứ ba: Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn thêm từ 2% - 2,5% nhằm hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Có cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển theo đặc thù từng ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Điều hành ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm nhằm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư: Chính phủ cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hoá; bán hết phần vốn nhà nước. Đặc biệt, là một số công ty thuỷ điện lớn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước để tạo nguồn vốn tái đầu tư.

Thứ năm: Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội tiếp tục cho phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt dành cho các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trong đó ưu tiên vùng Tây Bắc./.

 

 

 

 

 

        Hách Minh Hiếu

Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thẩm định xã đạt NTM huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 8/6, Hội đồng thẩm định NTM của tỉnh do đồng chí Nguyễn Anh Quân, Chánh Văn phòng điều phối chương trình MTQG NTM làm trưởng đoàn đã làm việc với BCĐ 800 huyện Lạc Thủy thẩm định 3 xã về đích năm 2015 gồm Đồng Tâm, Cố Nghĩa, Phú Lão.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thuỷ) quản lý 1.738,20 ha đất, nằm trên phạm vi 7 xã của huyện, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 1.073 ha, chiếm 61,7%; đất lâm nghiệp 592,86 ha, chiếm 34,1%; đất đường lô, núi đá 67,31 ha, chiếm 3,9%; đất trụ sở 5,03 ha, chiếm 0,3%.

Khó thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM ở Thượng Cốc

(HBĐT) - Sau 4 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) mới đạt 9 tiêu chí NTM. Qua thực hiện cơ cấu kinh tế có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng mạnh kinh tế dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,2% năm, tỷ lệ hộ dùng điện lưới và nước hợp vệ sinh đạt 100%. Nhiệm vụ xây dựng NTM được đưa vào Nghị quyết của Đảng ủy và HĐND xã hàng năm. Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là giám sát các công trình đang trong quá trình xây dựng thông qua hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng.

Năng suất lúa chiêm xuân ước đạt 55 tạ/ ha

(HBĐT) - Tính đến ngày 5/6, toàn tỉnh đã thu hoạch trên 8.100 ha lúa vụ chiêm, ước đạt 50% diện tích cả vụ, năng suất ước đạt 55 tạ/ha. So với kỳ trước, diện tích lúa đã gặt tăng 4.300 ha. Một số huyện cơ bản thu hoạch xong lúa chiêm là Lương Sơn (2.012 ha/2.098 ha), thành phố Hoà Bình (480 ha/543 ha), Lạc Thuỷ (1.400 ha/1.615 ha). Các địa phương đang tập trung thu hoạch lúa, giải phóng đất để triển khai vụ mùa, hè thu. Dự kiến hoàn thành thu hoạch lúa chiêm trước ngày 30/6.

Khởi công xây dựng công trình đường Bắc Phong – Bình Thanh

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình đường Bắc Phong – Bình Thanh. Điểm đầu của công trình tại Km 1+100 địa phận xóm Má 1, điểm cuối tại Km 3+360 phân trại giam Bắc Phong. Công trình có tổng chiều dài 3,5 km với tiêu chuẩn thiết kế đường loại A giao thông nông thôn.

Thẩm định các xã đạt NTM 2015 của huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 4/6, Hội đồng thẩm định NTM tỉnh do đồng chí Nguyễn Anh Quân, Chánh văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với BCĐ 800 huyện Lương Sơn để thẩm định các nội dung tiêu chí xét công nhận đạt chuẩn NTM năm 2015 cho 4 xã Nhuận Trạch, Hoà Sơn, Cao Thắng, Liên Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục