Công nhân Công ty TNHH MTV Sông Bôi chăm sóc chè trên diện tích đất nhận khoán.

Công nhân Công ty TNHH MTV Sông Bôi chăm sóc chè trên diện tích đất nhận khoán.

(HBĐT) - Công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thuỷ) quản lý 1.738,20 ha đất, nằm trên phạm vi 7 xã của huyện, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 1.073 ha, chiếm 61,7%; đất lâm nghiệp 592,86 ha, chiếm 34,1%; đất đường lô, núi đá 67,31 ha, chiếm 3,9%; đất trụ sở 5,03 ha, chiếm 0,3%.

 

Ông Trần Văn Thú, Phó Giám đốc Công ty cho biết: Thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất, bước đầu khi chuyển đổi từ mô hình sản xuất tập trung bao cấp kém hiệu quả, năng suất lao động thấp sang hình thức giao khoán mới có nhiều khó khăn nhưng sau một thời gian, công nhân lao động và các hộ nhận khoán dần quen với hình thức tổ chức sản xuất mới, hiệu quả sử dụng đất hàng năm được nâng lên, đời sống người lao động có sự cải thiện rõ nét. Năm 2004, toàn bộ diện tích đất, vườn cây được giao khoán cho các hộ công nhân lao động và nhân dân địa phương theo tinh thần Nghị định số 01 của Chính phủ. Năm 2008 chuyển đổi việc giao khoán theo Nghị định số 135. Đến năm 2010, khi mô hình nông trường được chuyển đổi thành công ty, công tác quản lý đất đai được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn.

 

Trong quá trình quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2004-2014, Công ty đã bàn giao 633 ha đất các loại (đất ở, đất giao thông, thuỷ lợi, đất trồng cây lâu năm) cho UBND huyện Lạc Thuỷ quy hoạch, sử dụng, bao gồm đã bàn giao 244,44 ha đất về cho huyện cấp GCNQSDĐ cho các hộ; bàn giao 388,6 ha đất cho các dự án. Công ty còn phải trả lại địa phương 487,3 ha đất các loại, hiện đang chuẩn bị bàn giao trên cơ sở đề nghị được bàn giao nguyên trạng: loại đất, diện tích, hộ nhận khoán cùng tài sản, vườn cây của các hộ. Công ty giữ lại diện tích đất để phục vụ sản xuất, kinh doanh, đã hoàn thành hồ sơ, thủ tục chờ UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 1.251,29 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 909,55 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 339,71 ha; đất SX-KD phi nông nghiệp 2,03 ha.

 

Theo lãnh đạo Công ty, toàn bộ diện tích đất nông nghiệp Công ty đã thực hiện giao khoán cho các hộ, không cho thuê, cho mượn, không liên doanh, liên kết, không có tranh chấp, lấn chiếm. Việc giao khoán đã đem lại hiệu quả thực sự cho người lao động. Công ty đã quy hoạch cây trồng gắn với vùng nguyên liệu để phục vụ nhà máy chế biến chè với diện tích trồng khoảng 200 ha, Công ty thực hiện dịch vụ vật tư, KH-KT, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ. Ngoài cây chè, cây cam cũng là hướng đi được nhiều hộ quan tâm. Diện tích trồng cam của Công ty hiện có 170 ha, xu hướng gia tăng diện tích, tập trung đầu tư phát triển xây dựng thương hiệu cam Lạc Thuỷ. Đến nay, Công ty không có hộ nghèo. Nhiều hộ phát triển kinh tế trang trại thu nhập cao, tạo việc làm với mức thu nhập từ 500 triệu - 1 tỉ đồng/năm. Thu nhập bình quân trên đất sản xuất nông nghiệp của Công ty năm 2014 đạt 95 triệu đồng/ha,  phấn đấu đến năm 2020 đạt 180 triệu đồng/ha.

 

Ông Trần Văn Thú, Phó Giám đốc Công ty cho biết thêm: Thực tiễn công tác quản lý, sử dụng đất Công ty cũng gặp một số khó khăn, bất cập như tình trạng các hộ gia đình làm lán trại quá quy định của Công ty chưa được giải quyết kịp thời, triệt để; việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy định của một số hộ nhận khoán còn hạn chế, trông chờ, ỷ lại sự ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, Công ty; thiếu năng lực tài chính để đầu tư thâm canh vườn cây nên hiệu quả kinh tế còn thấp. Ngoài ra, một số diện tích đất đã có quyết định thu hồi để thực hiện dự án, như dự án CCN Đồng Tâm, cụm công nghiệp Phú Thành 2 mới thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng một phần nhỏ dẫn đến những hộ gia đình nhận khoán trong các dự án này không yên tâm sản xuất, việc quản lý của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn cần có hướng xử lý để ổn định phát triển sản xuất, quản lý hiệu quả.

 

 

 

 

                                                                                    Hà Thu

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục