Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch  Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn.

Khách hàng đến giao dịch tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lương Sơn có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.

 

Do hoàn cảnh gia đình, bà Nguyễn Thị Lương ở xóm Đồng Phú, xã Cao Dương (Lương Sơn) phải 1 mình nuôi 3 con và 1 đứa cháu, trong khi cả gia đình bà Lương chỉ trông chờ vào cây lúa, cây ngô, không có ngành nghề phụ nên cuộc sống gặp không ít khó khăn. Thiếu vốn để đầu tư phát triển kinh tế, nhiều năm liền gia đình bà là hộ nghèo của xóm, xã. Nhưng nhờ có chính sách ưu đãi của Nhà nước, thông qua Phòng giao dịch NH CSXH huyện Lương Sơn, bà Lương được vay 30 triệu đồng đầu tư mua 2 con trâu sinh sản. Hiện nay, gia đình Bà Lương đã thoát được nghèo. Gia đình Lương chỉ là một trong hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương Sơn được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất và đã có hiệu quả.  

 

Đồng chí Trịnh Quốc Vũ, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lương Sơn cho biết: Là một tổ chức tín dụng phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên hoạt động cho vay, thu nợ của Phòng giao dịch NH CSXH huyện Lương Sơn chủ yếu diễn ra tại 20 điểm giao dịch xã, thị trấn, với 269 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), bình quân mỗi xã, thị trấn có 14 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 46 thành viên đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn vay được thuận lợi và kịp thời. Hiện nay, Phòng giao dịch NHCSXH huyện đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách. Trong đó, 98,7% nguồn vốn thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Các tổ chức hội và các tổ TK&VV ở thôn đã phát huy tốt vai trò uỷ thác của mình, là cánh tay nối dài của NHCSXH trong quản lý vốn tại cơ sở, đặc biệt là khâu bình xét cho vay đúng đối tượng, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn. Đồng thời hướng dẫn, định hướng và kiểm tra quá trình sử dụng vốn cho có hiệu quả và đúng mục đích. Do đó, từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, trên địa bàn huyện có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế. Năm 2014 đã có 370 hộ thoát được nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 5,25%. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã có trên 1.800 công trình NS& VSMTNT được xây dựng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân; trên 400 lượt HS-SV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học. Chương trình cho vay hộ nghèo và các chương trình cho vay ưu đãi khác trên địa bàn huyện Lương Sơn, những năm qua đã thực sự mang lại hiệu quả. Hiện, toàn huyện có trên 12.000 hộ đang sử dụng vốn của NHCSXH với dư nợ trên 167 tỉ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chiếm 0,41%.

 

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Thống Nhất (TPHB) thu hoạch lúa vụ xuân 2015, năng suất ước đạt trên 55 tạ/ha.
Công ty TNHH BanDai Việt Nam giải quyết việc làm cho trên 500 lao động, thu nhập bình quân đạt gần 3 triệu đồng/người/tháng.
Các học viên bên ấn phẩm truyền thông FLEG.
Hàng tháng, quý, CLB Phụ nữ tiết kiệm - tín dụng” xóm Nước tổ chức sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt, kiến thức nuôi dạy con...

Lạc Sơn phấn đấu 1 xã về đích NTM đợt 1

(HBĐT) - Ngày 15/6, Hội đồng thẩm định NTM của tỉnh đã làm việc với BCĐ 800 huyện Lạc Sơn thẩm định xã Vũ Lâm về đích NTM đợt 1 năm 2015.

Tháng 5, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 778 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, sản xuất công nghiệp của tỉnh có chiều hướng tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm ước tăng 9,83% so với cùng kỳ.

Chính sách tín dụng mới phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động

(HBĐT) - Trao đổi với chúng tôi về tình hình xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - an toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) cho biết: Từ năm 2014 đến nay, công tác XKLĐ của tỉnh ta có nhiều tín hiệu đáng mừng.

Doanh nghiệp các KCN tích cực giải quyết việc làm cho lao động địa phương

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm Công ty TNHH Sankoh Việt Nam chứng kiến hàng trăm công nhân đang hối hả làm việc. Công ty chuyên sản xuất phụ kiện điện tử cảm biến công nghệ cao. Các công đoạn xuất, lắp ráp thiết bị điện tử chạy đều để kịp hoàn thành hợp đồng đã cam kết với bạn hàng. Ông Komatsuzaki Kiyoaki, Tổng Giám đốc Công ty Sankoh cho biết: Năm 2003, Công ty đến đầu tư tại KCN bờ trái sông Đà. Sau 12 năm hoạt động, Công ty có sự phát triển mạnh mẽ. Ngoài cơ sở ở KCN bờ trái sông Đà hoạt động khá ổn định, năm 2012, Công ty mở rộng sản xuất xây dựng thêm nhà máy ở Lạc Sơn vì nơi đây có nguồn lao động tại chỗ. Hiện nay, Công ty đã đi vào sản xuất ổn định, tính cả 2 cơ sở, Sankoh giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động với mức thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Xây dựng nông thôn mới vùng đô thị - nguồn lực lớn, quyết tâm cao

(HBĐT) - Năm 2015, thành phố Hòa Bình có 3 xã phấn đấu về đích NTM là Yên Mông, Dân Chủ và Sủ Ngòi. Thuận lợi lớn là thành phố có chính sách đặc thù đầu tư cho 2 xã điểm. Cộng với cách làm khéo léo, quyết tâm khơi dậy sức dân, 3 xã ven đô không chỉ về đích đúng lộ trình mà nhiều tiêu chí đạt cao, vượt chuẩn NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục