(HBĐT) - Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 cần tập trung hơn vào vùng có tỷ lệ nghèo cao, vùng đặc biệt khó khăn và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có các huyện nghèo theo Chương trình 30a, địa bàn thuộc Chương trình 135.
Để hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ LĐ – TB & XH phối hợp với Bộ KH & ĐT, Tài chính thiết kế thêm phương án về tổng nguồn vốn cho Chương trình.
Phó Thủ tướng yêu cầu cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng đầu tư theo thứ tự ưu tiên dựa vào nguồn lực; tập trung đầu tư cho các địa phương khó khăn, thiếu nguồn lực, các địa phương có điều kiện thì tự lực hoặc có hỗ trợ một phần từ Trung ương; tăng thêm nguồn lực cho hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng và nhân rộng mô hình giảm nghèo.
Phó Thủ tướng giao Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính nghiên cứu, dự kiến tổng nguồn lực bố trí cho Chương trình theo nguyên tắc có yếu tố tăng trưởng.
Về cơ chế, chính sách đối với các đồng bào dân tộc thiểu số, Phó Thủ tướng giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các BộKH & ĐT, Tài chính, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện thêm báo cáo về rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách giảm nghèo bền vững; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 này.
Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều
Về Đề án chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, Phó Thủ tướng yêu cầu chuẩn nghèo đa chiều cần bảo đảm yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần mọi người dân đều được hưởng các thành quả phát triển KT-XH của đất nước về nhiều mặt.
Trong đó, tiêu chí về thu nhập cần bảo đảm cân đối với tốc độ tăng thu nhập bình quân của xã hội và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách.
Các Bộ Y tế, GD &ĐT, Xây dựng, TN &MT, TT&TT theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ trì, phối hợp với Bộ LĐ – TB & XH, Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, đề xuất cụ thể tiêu chí về các nhu cầu xã hội cơ bản.
PV(TH)
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Lục Đồi, xã Kim Bình, Kim Bôi có 32 thành viên với dư nợ gần 800 triệu đồng thực hiện 5 chương trình tín dụng chính sách. Từ khi thực hiện uỷ thác của NHCSXH, hoạt động của tổ dần đi vào nề nếp, sinh hoạt định kỳ 2 tháng/lần.
(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã và đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Lương Sơn có cơ hội phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.
(HBĐT) - Vụ đông xuân 2014 - 2015 đã kết thúc thắng lợi với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là vụ sản xuất đầy khó khăn do phải liên tiếp đối mặt với diễn biến bất thường của thời tiết. Nhưng nhờ triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, ngành nông nghiệp đã chủ động vượt khó và gặt hái được nhiều thành quả.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh ước giải quyết việc làm cho 7.680 lao động, đạt 48% so với kế hoạch tỉnh giao.
(HBĐT) - Tại xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc), Trung tâm Hợp tác phát triển Tây Bắc và Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) vừa tổ chức chương trình truyền thông về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (gọi tắt FLEGT) cho 60 hộ dân của 8 xóm thuộc 3 xã: Hiền Lương, Toàn Sơn và Tu Lý.
(HBĐT) - Xóm Nước, xã Quy Mỹ (huyện Tân Lạc) là xóm thuần nông, không có nghề phụ, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Để giúp đỡ chị em có nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình, chi hội phụ nữ xóm Nước đã đề xuất với Hội PN xã, Đảng uỷ, chính quyền xây dựng mô hình CLB “Phụ nữ tiết kiệm- tín dụng” với mục đích giúp nhau phát triển kinh tế gia đình.