Tỏi ở các xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Tỏi ở các xã vùng cao Pù Bin, Noong Luông đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - 5 năm qua, lĩnh vực nông nghiệp của huyện Mai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Đó là sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH-KT theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục theo định hướng của Nghị quyết số 05-NQ/HU của Đảng bộ huyện khoá XXIII.

 

Với định hướng đó, huyện đã xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng. Mở các lớp tập huấn kỹ thuật, ứng dụng mô hình KN-KL. Trung bình, mỗi năm mở 40 - 50 lớp phổ biến các kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... với hàng nghìn hộ tham gia. Nhiều giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng các vùng được đưa vào sản xuất. Diện tích ruộng không đủ nước tưới chuyển sang trồng các loại cây rau màu. Chính sách trợ giá giống cây trồng, vật nuôi được HĐND huyện ban hành năm 2012, 2013 đã tạo cú hích thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi năm, huyện dành 200 triệu đồng để hỗ trợ nông dân mua giống lúa, ngô, dưa hấu, tỏi, rau, đậu... Đồng thời đã đầu tư tu sửa, nâng cấp 30 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 46,4 km kênh mương và khuyến khích nhân dân thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp.

 

Nhờ vậy, năng suất các loại cây trồng đều đạt và vượt kế hoạch. Diện tích lúa hàng năm khoảng 2.000 ha, tỷ lệ giống lúa mới, lúa thuần chiếm 70 - 80%, năng suất trung bình tăng từ 51,6 - 53 tạ/ha.  Những diện tích lúa bấp bênh được chuyển sang trồng mướp đắng, dưa hấu, bí lấy hạt... Nhân dân các xã Xăm Khoè, Nà Phòn, Tòng Đậu còn quay vòng đất, trồng cây thực phẩm như bắp cải, su hào... trên ruộng 2 vụ lúa với diện tích khoảng 600 ha đem lại thu nhập cao. Cây chè tiếp tục ổn định và từng bước mở rộng với diện tích 259 ha, năng suất đạt 23 - 25 tạ/ha. Nhờ đưa giống mới và áp dụng quy trình kỹ thuật nên dù diện tích ngô tuy giảm nhưng sản lượng vẫn tăng do năng suất tăng từ 28 tạ/ha lên 37 tạ/ha. Sản lượng lương thực cây có hạt toàn huyện năm 2015 đạt trên 30.000 tấn, vượt 2,63% chỉ tiêu nghị quyết; lương thực bình quân đầu người đạt 562 kg. Trong chăn nuôi, huyện đã chỉ đạo sát sao công tác phòng, chống dịch bệnh, khuyến khích cải tạo giống, trồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho gia súc. Số lượng đàn gia súc, gia cầm ổn định, trung bình có gần 16.000 con trâu, bò, 25.500 con lợn/năm. Về nuôi thủy sản, số lồng cá tại các xã vùng hồ tăng với 342 lồng, sản lượng thủy sản hàng năm đạt 180,2 tấn trở lên. Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm, mỗi năm trồng mới trên 200 ha, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 263 tỷ đồng (năm 2011) lên 475,4 tỷ đồng (năm 2014).

 

 

 

                                                                             Minh Châu

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục