Chị Vì Thị Oanh (đứng giữa) trao đổi với các thành viên trong HTX để đổi mới hình thức sản phẩm thổ cẩm.

Chị Vì Thị Oanh (đứng giữa) trao đổi với các thành viên trong HTX để đổi mới hình thức sản phẩm thổ cẩm.

(HBĐT) - Chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái có từ lâu đời. Từ nhỏ, hầu hết phụ nữ đã biết dệt nhưng chủ yếu để phục vụ bản thân và gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.

 

Nhằm khôi phục lại nghề, được sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là năm 2009, Dự án Jica Nhật Bản phối hợp với Sở NN &PTNT xây dựng mô hình điểm đầu tư, hỗ trợ cho người dân nơi đây phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữ gìn bản sắc dân tộc với phát triển theo hướng CNH -HĐH. Với mục tiêu “Nâng cao năng lực phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển KT -XH ở nông thôn tỉnh Hòa Bình”, Dự án được thực hiện trong 3 năm (2009 - 2011) đã góp phần tích cực khôi phục nghề dệt truyền thống. Năm 2009, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được thành lập với 33 xã viên. Tận dụng lợi thế có điểm du lịch bản Lác nổi tiếng thường xuyên đón du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, HTX đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thổ cẩm để trưng bày, giới thiệu, quảng bá với du khách. Năm 2013 đánh dấu một bước quan trọng cho thổ cẩm Mai Châu khi được nhận Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ cấp.

 

Theo chị Oanh, để phát huy tinh tuý của nghề dệt thổ cẩm truyền thống kết hợp với sự sáng tạo để có được những sản phẩm mới đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và thị trường không phải là dễ. Bản thân chị đã tham gia các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới và kỹ thuật nhuộm màu tự nhiên, hoạt động maketing. Vừa nói, chị vừa đưa các sản phẩm đang được trưng bày từ túi xách, khăn, khăn trải bàn, giầy dép, mũ, chăn... ra giới thiệu. Đây là những mẫu được khách du lịch rất ưa chuộng hiện nay. Để mở rộng thị trường, chị đã trực tiếp tham ra các hội chợ, triển lãm sản phẩm thủ công, mỹ nghệ được tổ chức trên mọi miền Tổ quốc. Qua đó đã giao dịch ký kết các hợp đồng cung cấp hàng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hiện nay, các sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX được tiêu thụ chủ yếu ở bản Lác, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và cả thị trường Nhật Bản, Pháp... Nhờ sự năng động tiếp cận thị trường, năm 2011, doanh thu của HTX đạt trên 500 triệu đồng, đến năm 2015 dự kiến đạt trên 2 tỷ đồng. HTX tạo việc làm ổn định cho 30 lao động với thu nhập từ 3 - 3, 5 triệu đồng/ người/tháng và tạo việc làm thêm cho trên 20 hội viên phụ nữ không phải là thành viên của HTX. Chia tay chúng tôi, chị Oanh chia sẻ: Tôi và các thành viên trong HTX mong sao nghề dệt truyền thống mãi được bảo tồn, sản phẩm thổ cẩm bay xa đến các thị trường trong và ngoài nước để nhiều bạn bè biết đến.

 

                                                                        

 

                                                                       Hương lan

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục