Mô hình chuyển đổi ruộng 1 vụ sang trồng dưa chuột của nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mang lại thu nhập cao.

Mô hình chuyển đổi ruộng 1 vụ sang trồng dưa chuột của nông dân xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mang lại thu nhập cao.

(HBĐT) - So với giai đoạn trước, số hộ có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm tăng gấp 3 lần, số hộ có mức thu nhập trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ năm tăng 5,5 lần, số xã có phong trào sản xuất - kinh doanh (SX-KD) giỏi từ 22 xã tăng lên 27/27 xã, đó là thành tựu nổi bật của phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi của huyện Kim Bôi.

 

Cũng từ đây đã xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, phát huy tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả. Điển hình như hộ ông Bùi Văn Lực ở xã Sơn Thuỷ với mô hình trồng nhãn Hương Chi; bà Bùi Thị Chín ở xã Bắc Sơn với mô hình kinh doanh dịch vụ tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động; ông Bùi Văn Binh ở xã Kim Truy với mô hình SX-KD tổng hợp tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động...

 

Theo đồng chí Bạch Công Khiên - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, để phong trào ngày càng phát triển và nhân rộng, Hội đã chỉ đạo tập trung hướng về cơ sở, tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao trình độ cho nông dân về áp dụng KH-KT vào sản xuất, các chủ trương  của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phong trào theo hướng chuyển mạnh từ hình thức tuyên truyền, vận động sang hoạt động tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về vốn, vật tư phân bón trả chậm, tập huấn KH-KT, dạy nghề để tạo điều kiện giúp các hộ phát triển sản xuất. Trong hoạt động tạo vốn, Hội đã nhận uỷ thác 1,3 tỷ đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân cho vay 4 dự án chăn nuôi, vận động xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân đạt gần 400 triệu đồng hỗ trợ cho 232 lượt hội viên. Bên cạnh đó, Hội phối hợp với các Ngân hàng CSXH, NN & PTNT thành lập 112 tổ tiết kiệm vay vốn với gần 4.000 thành viên, tổng dư nợ gần 70 tỷ đồng.

 

Với việc đổi thay tư duy, cách làm, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như mía tím, bí xanh, bí đỏ, cây atiso lấy quả, chăn nuôi trâu, bò tập trung đi đôi với tăng cường ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, phong trào thi đua SX-KD giỏi đã dấy lên sôi nổi, rộng khắp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá ở địa phương. Giai đoạn 2010-  2015, số hội viên, nông dân đăng ký đạt SX-KD giỏi các cấp tăng nhanh. Năm 2015, toàn huyện có 9.800 hộ đăng ký SX-KD giỏi  các cấp, chiếm 51,3% số hộ nông nghiệp, tăng 2.000 hộ so với năm đầu giai đoạn. Tính đến hết năm 2014, toàn huyện có 4.900 hộ đạt danh hiệu nông dân SX-KD giỏi các cấp, chiếm 50% so với hộ đăng ký. Trong đó có 98 hộ đạt cấp T.ư, 196 hộ đạt cấp tỉnh, 1.176 hộ đạt cấp huyện và 3.430 hộ đạt cấp cơ sở. Thông qua hoạt động hỗ trợ vốn vay, toàn Hội đã có 50 hộ vươn lên thoát nghèo, tăng 30% so với năm 2010. Nhiều xã có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu “Nông dân SX-KD giỏi” cao như Mỵ Hoà, Nam Thượng, Bắc Sơn, Sơn Thuỷ, Hạ Bì, Kim Sơn. Chất lượng, hiệu quả phong trào ngày càng được khẳng định, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng, thu hút, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn.

 

Phong trào cũng góp phần hình thành vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn, áp dụng quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp như vùng sản xuất giống nông hộ xã Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hợp Kim; vùng sản xuất nhãn, vải ở Sơn Thuỷ, Bắc Sơn; vùng sản xuất ngô, mía, rau màu xã Tú Sơn, Đông Bắc, Vĩnh Tiến, Sào Báy; vùng chăn nuôi trâu, bò thả đàn xã Thượng Tiến, Kim Sơn, Cuối Hạ. Đồng thời, thúc đẩy việc thành lập các loại hình hợp tác sản xuất, gia trại, trang trại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, trên địa bàn có 6 HTX sản xuất nông nghiệp, 4 tổ hợp tác, gần 50 trang trại, gia trại. Một số hộ nông dân SX-KD giỏi đã thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm liên kết thị trường, mở rộng quy mô.

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác

Mặc dù có lợi thế  về nuôi trồng thủy sản nhưng diện tích nuôi trồng ở xã Thung Nai không có nhiều.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Liên minh HTX tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm

(HBĐT) - Sáng 14/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 8, khoá IV, nhiệm kỳ 2010-2015.

51 lao động được tuyển dụng từ sàn giao dịch việc làm huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 14/7, tại UBND xã Liên Vũ, Trung tâm Dịch vụ Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) phối hợp huyện Lạc Sơn tổ chức Sàn giao dịch việc làm năm 2015.

Triển khai Luật Đầu tư công và Nghị định hợp tác công tư

(HBĐT) - Ngày 14/7, Sở KH&ĐT đã tổ chức hội nghị triển khai Luật Đầu tư công và Nghị định 15/2015/NĐ-CP về hợp tác công tư (PPP) cùng các văn bản hướng dẫn liên quan cho các sở, ngành, tổ chức liên quan, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các huyện, thành phố.

Toàn tỉnh có 88 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn

(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, đến tháng 6/2015, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh là 161.803 con; đàn lợn 334.787 con; đàn gia cầm 3.968.230 con; đàn dê 29.303 con; đàn chó nuôi 131.689 con.

Trồng rau ngót mang lại hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Nhân ở xóm Máy 2, xã Hòa Bình, (TPHB) nhờ trồng rau ngót mà cuộc sống của gia đình ngày càng khấm khá hơn. Trước đây, khi chưa trồng rau ngót mảnh vườn nhà ông Nhân chỉ trồng các loại cây mía, ngô, bí lấy hạt nhưng không đem lại hiệu quả.

Sức bật mạnh mẽ của Mường Bi

(HBĐT) - Từ đẩy mạnh xóa bỏ vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa. Thời gian qua, ở Tân Lạc đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình có mức thu hàng trăm triệu đồng/năm...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục