Người dân xã Mỹ Hòa phát triển diện tích mía tím, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
(HBĐT) - Từ đẩy mạnh xóa bỏ vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa. Thời gian qua, ở Tân Lạc đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình có mức thu hàng trăm triệu đồng/năm...
Những kết quả đó, theo đồng chí Bùi Minh Quế, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc là do địa phương đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vào sản xuất theo hướng hàng hóa. Từ đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện theo hướng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích theo như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra.
Mặc dù mới được triển khai trong thời gian ngắn nhưng Nghị quyết số 12-NQ/HU về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sử dụng đất sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sức bật mạnh mẽ cho vùng đất Mường Bi. Xuất phát từ thực tế, những chủ trương đúng, hợp lòng dân, Nghị quyết của Huyện ủy Tân Lạc đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển sản xuất trong toàn huyện. Nổi bật là phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng được đẩy mạnh trong toàn huyện. Bước đầu đã hình thành các mô hình kinh tế trang trại, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất thâm canh, tăng năng suất. Tạo nền tảng từng bước xây dựng cánh đồng đạt giá trị cao và dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa như trồng mía tím ở các xã Mỹ Hòa, Trung Hòa, Mãn Đức; trồng bưởi, trồng bí xanh, dưa hấu ở Đông Lai, Thanh Hối, Quy Hậu, Tử Nê; trồng rau sạch ở Lũng Vân, Quyết Chiến... Đồng chí Bùi Minh Quế cho biết thêm: Từ thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa có giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở Tân Lạc thời gian qua. Đặc biệt đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện (4,5%/năm). Đưa tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện từ trên 30% xuống còn 14% hiện nay. Cùng với đó, trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều hộ gia đình có mức thu từ sản xuất nông nghiệp lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Sự thay đổi rõ nhất là diện tích vườn tạp, đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả được chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao. Trong đó, người dân đã chủ động, tự bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết số 10 về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh, từ chủ trương đó nhiều hộ dân ở Tân Lạc chủ động vay vốn đầu tư. Đến nay, nhiều hộ dân trong huyện đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích trồng bưởi. Theo thống kê, hiện toàn huyện đã có hơn 435,7 ha, trong đó diện tích kinh doanh chiếm khoảng trên 1/3 với mức thu bình quân 700 triệu đồng/ha, qua đó tác động tích cực vào phát triển KT-XH góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn 2010 - 2015 đạt 11,8%.
Mạnh Hùng
(HBĐT) – Yên Thủy là huyện còn nhiều khó khăn, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế với đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp. Toàn huyện có 7/13 xã, thị trấn có thôn, xóm ĐBKK. Trong khi đó, vùng đất này không được thiên nhiên ưu đãi, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn cùng với đó là hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đã ảnh hướng lớn đến sự phát triển KT –XH trên địa bàn.
(HBĐT) – Chủ tịch UBND, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Lương Xa Đức Chính cho biết: Cũng như nhiều xã khác của huyện Đà Bắc, Hiền Lương là xã chuyển dân vùng hồ sông Đà. Bà con vén nhà theo con nước, mặt bằng sản xuất hạn chế, địa hình dốc ngược từ lòng hồ lên núi, đời sống có nhiều khó khăn. Tổng diện tích toàn xã hơn 3.991 ha, trong đó có 2.859 ha đất lâm nghiệp, chủ yếu được quy hoạch là rừng phòng hộ, diện tích mặt hồ 915 ha, đất nông nghiệp chỉ gần 163 ha. Dân số gần 2.000 người, xã có 5/8 xóm diện đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Yên thủy, trong 6 tháng đầu năm tình hình kinh tế có bước chuyển biến khá. Nhờ đó, thu ngân sách địa phương 6 tháng đạt 210.410 triệu đồng, đạt 66,9% dự toán tỉnh giao, tăng 16,1% so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Ngày 8/7, Ngân hàng TMCP Quân đội- MB Hoà Bình đã khai trương Chi nhánh tỉnh Hòa Bình (địa chỉ: tại tòa nhà Viettel, đường Trần Hưng Đạo, TP Hòa Bình). Dự lễ khai trương có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thượng tướng Trương Quang Khánh, UVT.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MB; Thượng tướng Lê Hữu Đức, UVT.Ư Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng MB; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tới dự còn có các đồng chí lãnh đạo thuộc Bộ Quốc phòng, Ngân hàng MB, các sở, ban, ngành của tỉnh và đông đảo các doanh nghiệp, khách hàng thân thiết của ngân hàng MB.
(HBĐT) - Chị Vì Thị Oanh, Phó Chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu (Mai Châu) chia sẻ: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Thái có từ lâu đời. Từ nhỏ, hầu hết phụ nữ đã biết dệt nhưng chủ yếu để phục vụ bản thân và gia đình. Trong nền kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ mai một.
(HBĐT) - Công ty TNHH Sankoh Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Từ việc chăm lo, chú trọng tới công tác thi đua khen thưởng góp phần quan trọng tạo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công ty được ghi nhận là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).