Triển khai Đề án 1956, huyện cao Phong mở lớp dạy nghề may công nghiệp tại xã Bình Thanh.

Triển khai Đề án 1956, huyện cao Phong mở lớp dạy nghề may công nghiệp tại xã Bình Thanh.

(HBĐT) - Trong 5 năm (2010-2014), thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đã tổ chức được 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho trên 17.900 LĐNT, đạt 39,9% so với mục tiêu cả giai đoạn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp trên 1 vạn người, đạt 50,1%; nghề nông nghiệp gần 8.000 người, đạt 31,7%.

 

Số người có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất và hiệu quả cao, trên 13.000 người, đạt 72,7%. Trong đó có 2.378 người được doanh nghiệp tuyển dụng; 3.736 người được doanh nghiệp, đơn vị bao tiêu sản phẩm; 38 người thành lập tổ HTX, doanh nghiệp; 6.909 người tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn. Công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã đóng góp tích cực vào giải quyết việc làm, XĐ-GN theo hướng bền vững, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 25,3% (năm 2010) lên 41% (năm 2014). Thông qua thực hiện Đề án số 1956, công tác đào tạo LĐNT đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần giải quyết một phần LĐNT có việc làm. Người học nghề được tiếp cận kiến thức mới về lĩnh vực đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tự tạo việc làm tại chỗ hoặc tự hành nghề để kiếm sống, mở ra cơ hội được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp, KCN. Thông qua đó cũng góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu LĐNT sang công nghiệp, dịch vụ.  

Mặc dù vậy, theo Sở LĐ-TB&XH, việc đào tạo nghề cho LĐNT còn nhiều khó khăn, tồn tại. Cụ thể, việc triển khai Đề án số 1956 chậm so với kế hoạch, thiếu đồng bộ. Một số nghề dạy chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch NTM. Vẫn còn một số địa phương tổ chức dạy nghề chạy theo số lượng, chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học nghề và người sử dụng lao động. Một số nghề chưa phát huy được hiệu quả sau đào tạo, người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được nghề lâu dài. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu; tuyển dụng và sắp xếp đội ngũ giáo viên cơ hữu chưa phù hợp, chưa đảm bảo cơ cấu ngành  nghề, thiếu giáo viên dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành), thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất. Về chương trình dạy nghề chưa sát thực với yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người học nghề...  

Để thực hiện hiệu quả Đề án số 1956 trong giai đoạn tiếp theo, ngành chức năng đã tham mưu triển khai những giải pháp cụ thể: Tăng cường tuyên truyền, tư vấn về pháp luật dạy nghề qua nhiều kênh thông tin như phát hành bản tin, in ấn tờ rơi chuyên trang, chuyên mục... hội thảo để trao đổi kinh nghiệm và biểu dương các điển hình tiên tiến, coi công tác đào tạo, dạy nghề là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn xã hội. Đổi mới chương trình, phương pháp dạy nghề, phối hợp với các doanh nghiệp về nhu cầu lao động, từ đó triển khai đào tạo nghề đáp ứng thị trường lao động, giải quyết việc làm cho LĐNT có thu nhập ổn định, đảm bảo an sinh xã hội. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích người lao động tự học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá về số lượng, chất lượng đào tạo và đặc biệt là giải quyết việc làm sau đào tạo nghề,  việc thực hiện Đề án của tỉnh để kịp thời điều chỉnh, bổ sung đáp ứng quá trình thực hiện Đề án...

 

                                                                           Linh Trang 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục