Phát triển chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho nông dân xã Phú Lão (Lạc Thủy).

Phát triển chăn nuôi đem lại thu nhập cao cho nông dân xã Phú Lão (Lạc Thủy).

(HBĐT) - 5 năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, huyện về phát triển nông nghiệp. Tiếp tục tạo chuyển biến trong nhận thức và chính sách về hỗ trợ sản xuất hàng hoá, thông tin thị trường. Từng bước hoàn thiện việc dồn điền, đổi thửa để tập trung đất đai, áp dụng KH -KT thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.

 

Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: chuyển giao kỹ thuật, giống mới, tín dụng ưu đãi, KN-KL, khuyến khích tiêu thụ hàng nông sản thông qua hợp đồng... Hàng năm, huyện bố trí ngân sách 800 triệu đồng phát triển kinh tế trang trại, thực hiện dự án trồng cây ăn quả, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và 5 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp các công trình thuỷ lợi. Từ năm 2010  - 2013 hỗ trợ trợ giá giống lúa, ngô bình quân 500 triệu đồng /năm. Nhờ đó, ngành nông nghiệp huyện đã có những bước tiến mới. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước thực hiện năm 2015 đạt 581.503,1 triệu đồng, đạt 139,9% Nghị quyết ĐHĐB huyện, bằng 262% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 10,59%.

 

Trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều tiến bộ KH -KT được ứng dụng vào sản xuất, bước đầu hình thành và phát triển một số vùng chuyên canh cây ăn quả, cây lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, nhãn ghép, thanh long ruột đỏ; từng bước phát triển vùng cây dược liệu. Với diện tích gieo trồng bình quân 8.820 ha /năm, sản lượng lương thực có hạt đạt 31.335 tấn, bằng 108,05% Nghị quyết ĐHĐB huyện. Trong chăn nuôi, huyện đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, khuyến khích phát triển. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được các cấp, ngành và nhân dân chú trọng, quản lý chặt chẽ nên không có dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn trâu có 6.123 con, 5.155 con bò, 6.655 con dê, 53.200 con lợn, 584.500 con gia cầm. Diện tích nuôi thuỷ sản được mở rộng với 605 ha, sản lượng đạt 615 tấn, tăng 40, 6 ha và 280 tấn so với năm 2010. Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn xuất hiện góp phần đưa giá trị lĩnh vực chăn nuôi chiếm gần 20% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng luôn được coi trọng. Kinh tế rừng phát triển, trong 5 năm, toàn huyện đã trồng mới được 4.350 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 59,5%, vượt 2,5% so với Nghị quyết ĐHĐB. Kinh tế trang trại phát triển mạnh với 42 trang trại đạt tiêu chí mới, thu nhập bình quân năm 2015 ước đạt 620 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 2.645 lao động địa phương. Những kết quả đó đã góp phần vào quá trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện với 3 xã về đích năm 2015 là Đồng Tâm, Phú Lão, Cố Nghĩa.

 

 

 

 

                                                                                       Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo xã Đồng Tâm luôn bám sát cơ sở để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT -XH trên địa bàn.
Không có hình ảnh
Hệ thống giao thông từ trung tâm huyện Đà Bắc đến xã Hào Lý đang được nhà nước đầu tư nâng cấp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Thông qua tổ chức các hội chợ tại tỉnh đã tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của mỗi địa phương (gian hàng giới thiệu sản phẩm cam, mía đặc sản của huyện Cao Phong thu hút khách thăm quan, mua sắm).

Cao Phong - Hướng đi hiệu quả từ lợi thế so sánh mía cam và du lịch

(HBĐT) - Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Có thể khẳng định, huyện Cao Phong có 2 lợi thế cạnh tranh là sản xuất nông nghiệp hàng hóa với 2 sản phẩm chủ lực là mía, cam và du lịch dịch vụ. Xác định như vậy nên nhiều năm nay, Cao Phong không say sưa với câu chuyện các dự án phát triển công nghiệp mà tập trung triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế so sách đặc thù này để tạo sự phát triển riêng và bền vững.

Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Kho bạc Nhà nước (BNN) huyện Yên Thủy là một đơn vị có truyền thống hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm soát chặt chẽ thu chi ngân sách Nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương.

Xã Đồng Tâm nỗ lực cán đích nông thôn mới

(HBĐT) - Theo lãnh đạo xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Từ một xã cơ bản thuần nông, CN-TTCN hầu như không có gì, dịch vụ phát triển chậm. Xây dựng NTM đã làm thay đổi về tư duy cũng như hành động và cả diện mạo KT-XH và đời sống người dân. Xã Đồng Tâm đang tranh thủ sự hỗ trợ phấn đấu trở thành xã đạt tiêu chuẩn NTM vào năm nay.

Cao Phong tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM

(HBĐT) - Chiều 29/7, Đoàn công tác của Văn phòng điều phối NTM T.Ư đã có buổi làm việc với BCĐ chương trình xây dựng NTM huyện Cao Phong và kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Dũng Phong.

Tân Phong - đảng viên tiên phong trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Xóm Tân Phong, xã Mãn Đức (Tân Lạc) có 125 hộ chia thành 5 tổ, chi bộ có 25 đảng viên. Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2015-2017 đã thành công, 3 đồng chí được bầu vào chi ủy theo đúng đề án nhân sự. Đồng chí Trần Văn Pháo 12 năm liền được đảng viên tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ. Thực tế cho thấy, các đảng viên trong chi bộ đã tạo được niềm tin trong nhân dân, khẳng định vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, tiên phong trong mọi phong trào, nhất là xây dựng NTM.

Cần tiếp tục khảo nghiệm cây mắc ca

(HBĐT) - Đến thời điểm này, cây mắc ca - một loại cây lâm nghiệp cho quả đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại tỉnh ta được trên 10 năm. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm như chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, giá trị xuất khẩu cao, giống cây này cũng có nhiều điểm cần lưu ý để xác định vùng trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và giống…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục