Thăm và thưởng thức sản phẩm cam sạch Cao Phong là trải nghiệm thú vị đối với du khách trong và ngoài nước.
(HBĐT) - Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Có thể khẳng định, huyện Cao Phong có 2 lợi thế cạnh tranh là sản xuất nông nghiệp hàng hóa với 2 sản phẩm chủ lực là mía, cam và du lịch dịch vụ. Xác định như vậy nên nhiều năm nay, Cao Phong không say sưa với câu chuyện các dự án phát triển công nghiệp mà tập trung triển khai các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế so sách đặc thù này để tạo sự phát triển riêng và bền vững.
Thứ nhất, về sản xuất nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và trình độ canh tác của người dân là lợi thế canh tranh đang được chứng minh sinh động. Giá cá lên xuống nhưng người dân Cao Phong dư dả từ mía và cam. Đặc biệt mấy năm nay, dân Cao Phong đổi đời mạnh mẽ. Huyện có nhiều cái nhất nhất, nhiều tỷ phú nhất, nhiều ô tô nhất. Cao Phong đang sở hữu 1.500 ha cây có múi, chủ yếu là cam các loại, bưởi, chanh, sản lượng đạt 16.000 tấn, lớn nhất nước. Hiệu quả sản xuất khiến nhiều nơi phải mơ ước. Trung bình, thu nhập từ 600 triệu đồng/ha. Đặc biệt, khi sản phẩm cam Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong, đồng thời áp dụng KHKT sạch vào sản xuất, giá trị cam nâng lên rất nhiều, năm rồi hàng chục hộ gia đình tiếp cận với giá trị 1-1,5, có khi 2 tỷ đồng/ha. Người trồng cam, mía Cao Phong vì thế nằm trên cả đống tiền và giá trị gia tăng ngày càng cao. Không khắt khi về mức độ đầu tư, trình độ thâm canh như cây có múi, mía phù hợp với trình độ sản xuất của đa số người dân, nhưng cũng tạo nguồn thu lớn và là hướng phát triển kinh tế vững của nông dân Cao Phong. Cả huyện có tới 2.700 ha mía các loại, thu nhập tính ra 150-160 triệu đồng/ha, nhiều vùng như Dũng Phong, Nam Phong, Tây Phong thu tới 180-200 triệu đồng/ha. Huyện Cao Phong đang khai thác lợi thế này, quy hoạch, tiếp tục đầu tư thâm canh, xây dựng chợ đầu mối giới thiệu sản phẩm cam, mía, mở rộng liên kết đưa sản phẩm nông nghiệp đến với thị trường. Hiện nay, cam Cao Phong có 7 loại giống chủ yếu, thực hiện thu hoạch giải vụ nối tiếp được 9 tháng, tới đây sẽ áp dụng KHKT vào thâm canh kéo dài thời gian thu hoạch trong năm để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thứ 2 là lợi thế so sánh để phát triển và khai thác tài nguyên du lịch của Cao Phong. Đó là địa bàn huyện tiện đường giao thông, không xa Hà Nội, địa hình đa dạng, chỗ như cao nguyên, chỗ núi non trùng điệp, lòng hồ mênh mang sông nước, truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời đang đem lại cảm nhận đẹp, khó phai mờ trong lòng khách du lịch muôn nơi. Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều điểm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh. Quần thể khu hang động núi Đầu Rồng nằm sát QL 6, thị trấn Cao Phong vừa được phát hiện với 11 hang động kỳ thú, được hình thành từ hàng trăm năm trước được xếp hạng quốc gia. Hang động núi Đầu Rồng muôn hình vạn trạng, tạo những bông hoa đá vừa kỳ ảo vừa cổ kính (thạch bàn… và là một trong những hang động đẹp khu vực phía Bắc. Kế bên là đền Bồng Lai vừa được đầu tư đem lại chuỗi khám phá tâm linh cho du khách. Điểm du lịch trên tuyến đường Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng cũng đã định hình. Khu căn cứa địa cách mạng chiến khu Thạch Yên, chùa Khánh, Quèn Ang đang được đầu tư. Sự tích “ Vườn hoa núi Cối” là câu chuyện tình đẫm nước mắt và đẹp như trong mộng giữa người cô gái người xuôi lên làm dâu ở xứ Mường, bản Mường Giang Mỗ bình yên trong khói chiều chơi vơi. Thung Nai- đền Bờ trên sông nước mênh mang, những nét văn hóa cồng chiêng, ẩm thực đặc sắc dân tộc trên đất Cao Phong đều mang lại những trải nghiệm thi vị sâu sắc. Từ một huyện thành công trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đến nay, Cao Phong đang khẳng định hình ảnh trong lĩnh vực du lịch với các lợi thế đặc thù đã và đang được “chăm sóc” khai thác. Lượng du khách đến với Cao Phong tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long chia sẻ: Tận dụng những lợi thế so sánh về sản xuất nông nghiệp và du lịch dịch vụ, huyện đang huy động các nguồn lực đầu tư, tạo thành sự kết nối hạ tầng, xây dựng các tour, tuyến du lịch với những sản phẩm du lịch bản sắc Cao Phong, hy vọng trong tương lai gần, huyện Cao Phong là điểm đến lý tưởng cho bạn bè trong và ngoài nước.
LC
(HBĐT) - Đến thời điểm này, cây mắc ca - một loại cây lâm nghiệp cho quả đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại tỉnh ta được trên 10 năm. Thực tiễn cho thấy, bên cạnh những ưu điểm như chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, giá trị xuất khẩu cao, giống cây này cũng có nhiều điểm cần lưu ý để xác định vùng trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và giống…
(HBĐT) - Những ngày vừa qua, thời tiết mưa nhiều và rải rác khắp các địa bàn trong tỉnh đã “gỡ khó” cho sản xuất vụ mùa – hè thu, tạo điều kiện thuận lợi giúp các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất đảm bảo không bị “vỡ” kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Giai đoạn 2010 - 2015, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đẩy mạnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng trưởng GDP hàng năm và nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
(HBĐT) - Ngày 27/7, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015. Đồng chí Hoàng Văn Đức, UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách điều hành hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1158/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá giống cây trồng của huyện Cao Phong để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Thị trường bất động sản (BĐS) thành phố Hòa Bình trong thời gian vừa qua đã được nhận định có dấu hiệu ấm dần, nhất là những phân khúc đất nền truyền thống. Thực tế qua khảo sát tại những khu dân cư có vị trí đẹp quanh thành phố Hòa Bình, nhiều lô đất nền đầu năm 2015 còn có người rao bán nhưng cho đến nay đang dần trở lên khan hiếm.