Công trình TTHTCĐ xã Đồng Tâm thực hiện theo mô hình đồng thuận trong giai đoạn hoàn thiện nước rút. Đây cũng là công trình giúp xã đạt đủ 19 tiêu chí để về đích NTM năm nay.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi về xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) thăm mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) tại thôn Đồng Riệc khi công trình đang gấp rút hoàn thiện. Đồng chí Bùi Văn Hăng, Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã cho biết: TTHTCĐ là công trình được triển khai thuận lợi nhất kể từ trước đến nay. Đây là mô hình đầu tiên triển khai theo quy trình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất, góp phần đưa Đồng Tâm về đích NTM đúng lộ trình năm 2015.
Được biết, việc áp dụng mô hình đồng thuận với công trình phúc lợi này có nhiều tác động bởi ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người dân, nhiều thôn và liên quan đến nhiều loại đất như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâm nghiệp, đất do tập thể, cá nhân hợp đồng sản xuất và cả đất do xã quản lý. Chính vì thế, cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây xác định chỉ khi có được sự đồng thuận giữa Đảng, chính quyền với người dân mô hình mới có thể thực hiện được. Đồng thời việc xây dựng TTHTCĐ là một trong 19 tiêu chí xây dựng NTM.
Cũng theo chia sẻ của đồng chí Phó Bí thư TT Đảng uỷ xã, đồng thời là Trưởng ban điều hành mô hình, khi mới bắt tay vào thực hiện có không ít băn khoăn, với cán bộ quản lý nghĩ rằng, đất đai là vấn đề nhạy cảm, liệu thực hiện mô hình với sự tham gia nhiều hơn của người dân có làm ảnh hưởng đến quy trình quản lý và thực thi chính sách về đất đai ở xã? Trong khi đó, phía người dân cho rằng khi mô hình được thực hiện cũng có nghĩa là tất cả những ý kiến, yêu cầu về đất đai ở địa phương, cơ quan quản lý đều phải giải quyết ngay lập tức. Bên cạnh đó là trăn trở về phương án đổi đất, giải phóng mặt bằng liên quan đến quyền lợi của nhiều hộ, nhiều loại đất. Trong khi thực trạng công tác giải phóng mặt bằng phần lớn công trình ở xã thường bị chậm, ảnh hưởng đến công tác đầu tư.
Đến nay, sau hơn 1 năm triển khai, công trình đã gần xong bước thứ 5, chuẩn bị hoàn thành đến bước cuối cùng là nghiệm thu. Quá trình thực hiện, mô hình đã được người dân tích cực tham gia, thảo luận, đóng góp ý kiến và đồng tình ủng hộ chủ trương đầu tư, quy hoạch địa điểm. Bà con xóm có công trình tích cực tham gia và có trách nhiệm cao, đồng tình với phương án đổi đất, giải phóng mặt bằng xây dựng công trình và sân vận động xã với diện tích 3,6 ha, trong đó đã thống nhất, thỏa thuận đổi đất trồng cây hàng năm giữa UBND xã và các hộ dân với diện tích 2.353 m2, đền bù giải phóng mặt bằng đất lâm nghiệp với 15 hộ dân và đất khác do xã quản lý với diện tích trên 3,5 ha, bàn giao đất, mặt bằng cho đơn vị thi công nhanh chóng theo đúng kế hoạch đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
Từ thực tiễn thực hiện cho thấy, mô hình đã đem lại nhiều lợi ích cho chính quyền và người dân. Cụ thể, chính quyền triển khai thực hiện các bước đầu tư công trình thuận lợi hơn, không phải mất thời gian giải quyết đơn, thư kiến nghị của nhân dân và được người dân tin tưởng, ủng hộ cao. Người dân được phát huy quyền dân chủ, được thông tin đầy đủ, chính xác việc xây dựng công trình, tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp các vấn đề liên quan đến xây dựng công trình, được thỏa thuận và giải quyết nhanh, kịp thời những quyền lợi chính đáng của mình. Mới đây, một số thôn, xóm của xã đã ký cam kết áp dụng mô hình đồng thuận trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH khác như làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hoá thôn, quy hoạch và xây dựng nghĩa trang KDC... Điều này cho thấy hiệu ứng của mô hình đồng thuận trong xây dựng TTHTCĐ đang lan rộng.
Bùi Minh
(HBĐT) - Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhờ tăng cường các giải pháp thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Lạc Sơn đạt 11,76%, cao hơn 0,42% so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 41,5%, CN-TTCN - XD chiếm 27,5%, thương mại - dịch vụ chiếm 31%.
(HBĐT) - Xuất Hóa hiện là xã đầu tiên của huyện Lạc Sơn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về NTM. Kết quả này đã khẳng định hiệu quả, vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Xã Tiến Sơn thuộc vùng nam huyện Lương Sơn, sau gần 5 năm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, đời sống KT-XH, diện mạo nông thôn xã từng bước có những đổi thay tích cực. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế trong những năm qua, hàng năm, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,7%. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 60%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; thương mại, dịch vụ chiếm 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,4%.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Lương Sơn, đến nay, tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên khu vực nông thôn đạt 92%, trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực CN-TTCN-XD chiếm 55,1%, lĩnh vực nông nghiệp chiếm 44,9%.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Đà Bắc được phân bổ 1.570 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để thực hiện chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn, trong đó có 55 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm với quy mô từ 300-10.000 con/chuồng/lứa, sản xuất được trên 2 triệu con xuất chuồng/năm với sản phẩm thịt hơi đạt 5.770 tấn;