(HBĐT) - Xã Tiến Sơn thuộc vùng nam huyện Lương Sơn, sau gần 5 năm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, đời sống KT-XH, diện mạo nông thôn xã từng bước có những đổi thay tích cực. Đánh giá kết quả phát triển kinh tế trong những năm qua, hàng năm, tăng trưởng kinh tế của xã đạt 12,7%. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 60%; công nghiệp, xây dựng chiếm 30%; thương mại, dịch vụ chiếm 10%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 5,4%.

 

Với kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, xã duy trì sự phát triển nông nghiệp ổn định, từng bước tạo chuyển biến trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần nâng cao năng suất, chất lượng. Hàng năm, sản lượng lương thực đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân đạt 2.300 tấn, đảm bảo ổn định lương thực cho nhân dân. Những năm gần đây, mặc dù tình hình chăn nuôi chịu ảnh hưởng của các thời điểm dịch bệnh gia súc, gia cầm, giá cả thị trường bấp bênh nhưng xác định chăn nuôi vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của mỗi gia đình nên nhân dân đầu tư phát triển theo hướng hàng hoá, chú trọng công tác thú y, phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Toàn xã hiện có đàn lợn trên 1.700 con, đàn gia cầm trên 22 nghìn con, đàn bò trên 300 con, 500 con trâu, một số hộ dân có xu hướng đầu tư chăn nuôi dê và các con giống chất lượng cao. Với diện tích nuôi trồng thuỷ sản 16 ha, các hộ dân tận dụng hết diện tích mặt nước, hồ đập để nuôi thuỷ sản cho sản lượng hàng năm đạt 16 tấn. Thấy được giá trị kinh tế từ rừng, từ một xã không chú trọng trồng rừng trước những năm 2000, đến năm 2002, 2003, phong trào trồng rừng trên địa bàn bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trong 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm xã trồng mới được 87 ha rừng. Kinh tế đồi rừng được mở rộng đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân. Từ đó, công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, không có tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, ý thức bảo vệ rừng trong nhân dân được nâng lên. Tạo điều kiện cho nhân dân có nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế, xã đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tổ chức nhiều kênh đáp ứng nhu cầy vay vốn của nhân dân. Tổng dư nợ của hai nguồn vốn Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT trên địa bàn xã trên 6 tỷ đồng, trong đó, dư nợ Ngân hàng CSXH trên 5 tỷ đồng.

 

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân xã đã huy động được trên 3,6 tỉ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó, vốn từ các chương trình lồng ghép là 3,1 tỉ đồng, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, 287 triệu đồng, nhân dân đóng góp 232 triệu đồng, hiến 9.800 m đất, 500 ngày công lao động. Nhiều hộ gia đình xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, tường rào, công trình phụ trợ góp phần làm thay đổi diện mạo, bộ mặt nông thôn toàn xã. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được nhân dân hưởng ứng tích cực, toàn xã có 65% số hộ, 20% khu dân cư đạt văn hoá. Xã quan tâm duy trì, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, 5/5 xóm thành lập đội văn nghệ thường xuyên hoạt động, tham gia các hội diễn của huyện. Phong trào TD-TT được phát triển, các câu lạc bộ bóng chuyền hơi được thành lập, duy trì hoạt động thường xuyên, nhân dân tích cực tham gia phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, số người tập TD-TT thường xuyên chiếm 20% dân số toàn xã. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, trang bị, trạm y tế xã có bác sỹ, mạng lưới y tế, cộng tác viên y tế tại các xóm hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân; tích cực tuyên truyền nhân dân thực hiện nếp sống văn hoá, giữ gìn vệ sinh môi trường, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu chiếm 67%, trong đó 24,7% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh. Qua đó từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội. Công tác chăm lo gia đình chính sách, gia đình có công với nước được thực hiện kịp thời, đầy đủ, số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chiếm khoảng 30% dân số. Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai bằng nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực để chăm lo cho hộ nghèo, góp phần giảm dần tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn. Thời gian qua xã đã xây dựng được 5 căn nhà cho hộ nghèo, giúp đỡ hàng trăm ngày công lao động… Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã là 13%, đến nay giảm còn 5,4%.

 

 

                                                           Hà Thu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sau gần 1 tuần sạt lở đất đá trên tuyến đường Pà Cò - Hang Kia (Mai Châu) vẫn ngổn ngang khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn.

Lấy trọng tâm là hồ Hòa Bình, đầu tư, xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng

(HBĐT) - Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Hòa Bình Vũ Duy Bổng khẳng định, tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn của hồ Hòa Bình thuận lợi để phát triển du lịch. Ông cũng chia sẻ những suy nghĩ, dự định và khởi động của doanh nghiệp đầu tư khai thác du lịch hồ Hòa Bình.

Kỳ Sơn tập trung nguồn lực xoá đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Hải Nam, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh với 10 xã, thị trấn, trong đó có 1 xã vùng 135 là xã Độc Lập và 2 xóm thuộc xã Dân Hạ thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Xác định công tác XĐ-GN là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng với nhân dân tập trung mọi nguồn lực nỗ lực XĐ-GN.

Đà Bắc nỗ lực tìm kiếm các giống ngô mới

(HBĐT) - Cây ngô đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng của huyện Đà Bắc. Tuy nhiên, hiện nay các giống ngô đang trồng tại đây có năng suất trung bình còn thấp, chưa thích nghi tốt với điều kiện ngoại cảnh và trình độ canh tác của huyện. Trước thực tế trên, huyện Đà Bắc đã nỗ lực tìm kiếm các giống ngô mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô nói riêng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung.

Ngân hàng NN&PTNT Yên Thuỷ: Tổng dư nợ đạt trên 465 tỷ đồng

(HBĐT) - Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, Ngân NN&PTNT Yên Thuỷ có tổng dư nợ đạt 465.251 triệu đồng, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số có 4.225 khách hàng tiền vay. Tổng nguồn vốn đạt 490.222 triệu đồng.

Toàn tỉnh có 3.550 ha cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Đến nay toàn tỉnh có 3.550 ha cây ăn quả có múi. Trong đó diện tích trồng mới trong 6 tháng đầu năm 2015 là 750 ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi; Lương Sơn.

TP Hoà Bình: 7 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 138,45 tỷ đồng

(HBĐT) - 7 tháng qua, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình đã chỉ đạo ngành chức năng tập trung các giải pháp thu ngân sách đúng, đủ, chống thất thu ngân sách; đẩy mạnh công tác thu từ việc giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu phí, lệ phí, thuế nhà đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục