Nhân dân xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng giống ngô NK66, 1 kg ngô giống cho sản lượng 5 tạ ngô hạt.
(HBĐT) - 5 năm qua, lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của huyện Đà Bắc có sự chuyển biến tích cực. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng đều tăng. Nhân dân đầu tư thâm canh, đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao thay thế các giống cũ năng suất thấp.
Trong tổng số 13.483 ha gieo trồng có 1.955 ha lúa nước, trên 80% được cấy giống lúa mới; 100% diện tích trồng giống ngô lai. Sản lượng lương thực cây có hạt từ 31.505 tấn (năm 2010) tăng lên 38.000 tấn (năm 2015). Huyện đã quan tâm lồng ghép các nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu. Khuyến khích, hỗ trợ nông dân áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để thay thế khâu làm đất thủ công. Qua đó giúp người dân bố trí cơ cấu giống và thời vụ hợp lý hơn để tăng năng suất cây trồng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Các nơi đã tận dụng lợi thế đầu tư chuyên canh như: vùng sản xuất giống lúa nông hộ tại xã Mường Chiềng, Tu Lý; vùng trồng ngô tại xã Yên Hòa, Suối Nánh, Mường Tuổng; vùng trồng mía tại xã Hào Lý; vùng dong riềng tại xã Cao Sơn...
Lĩnh vực chăn nuôi được chuyển dần theo phương thức công nghiệp gắn liền với duy trì và phát triển giống bản địa. Nhân rộng mô hình nuôi lợn rừng, gà thả vườn, bò lai
Công tác trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng được tăng cường, đẩy mạnh. Huyện khuyến khích nông dân tham gia trồng rừng, nhất là trồng rừng kinh tế bằng các loại cây bản địa, cây có chu kỳ sinh trưởng ngắn, cây nguyên liệu gỗ, giấy... phù hợp với điều kiện đất đai. Trong 5 năm, toàn huyện đã trồng mới 5.248 ha rừng, tập trung khoanh nuôi, bảo vệ trên 16.400 ha góp phần nâng độ che phủ rừng ổn định đạt 49%.
Những chuyển biến tích cực trên là nền tảng vững chắc để huyện xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ mới: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và xây dựng NTM.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo quy định, người lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động được các hỗ trợ sau:
(HBĐT) - Triển khai Chiến dịch Toàn dân làm đường giao thông nông thôn, nhân dân các thôn, xóm trên địa bàn huyện Lương Sơn đã hưởng ứng và ra quân tích cực. Các xã, thị trấn đã hoàn thành vượt khối lượng kế hoạch giao năm 2015 với tổng chiều dài 279/200km, đạt 139%.
(HBĐT) - Thực hiện định hướng phát triển diện tích cây ăn quả có múi, nông dân huyện Yên Thuỷ đã tập trung đưa vào trồng các loại cam, chanh, bưởi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đến nay, diện tích cây có múi đã đạt 154,4 ha, tăng 50 ha so với năm 2014, bao gồm 118,1 ha bưởi Diễn, 32,5 cam, 4,8 ha chanh. Giá trị bình quân thu nhập đạt 400 triệu đồng/ha/năm.
(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Tân Lạc vừa khai giảng lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 28 lao động nông thôn xã Ngọc Mỹ. Lớp dạy nghề thuộc Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Tổng cục Thuế., tính đến hết tháng 6/2015, số giờ nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đã được giảm xuống 117, sau khi cơ quan này gỡ bỏ hàng trăm thủ tục từ đầu năm 2014, đến nay đã giảm hàng trăm giờ làm thủ tục, qua đó tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
(HBĐT) - Xóm Tháu, xã Thái Thịnh là một trong những xóm lòng hồ đặc biệt khó khăn của thành phố Hòa Bình. Xóm chỉ có hơn 40 hộ dân sống cheo leo trên những đỉnh đồi khu vực lòng hồ sông Đà. Chính vì vậy, diện tích đất tự nhiên ở đây chủ yếu là đất đá vôi, độ dốc cao, rất khó canh tác. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bằng sự nỗ lực tìm tòi, cần cù lao động, những người nông dân xóm Tháu đã biến khó khăn thành lợi thế khi gây dựng thành công mô hình na dai trên đất đá vôi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.