Na lòng hồ được người dân ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon và không có thuốc ủ.

Na lòng hồ được người dân ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon và không có thuốc ủ.

(HBĐT) - Xóm Tháu, xã Thái Thịnh là một trong những xóm lòng hồ đặc biệt khó khăn của thành phố Hòa Bình. Xóm chỉ có hơn 40 hộ dân sống cheo leo trên những đỉnh đồi khu vực lòng hồ sông Đà. Chính vì vậy, diện tích đất tự nhiên ở đây chủ yếu là đất đá vôi, độ dốc cao, rất khó canh tác. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bằng sự nỗ lực tìm tòi, cần cù lao động, những người nông dân xóm Tháu đã biến khó khăn thành lợi thế khi gây dựng thành công mô hình na dai trên đất đá vôi để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

 

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là mùa na bắt đầu chín rộ. Na lòng hồ được ưa chuộng ngoài yếu tố quả to, ngọt sắc còn bởi những quả na này đều là na mới, chín cây và là na sạch, không có thuốc bảo quản nên rất đảm bảo. 

 

Chúng tôi đến xóm Tháu vào giữa vụ na đang chín rộ. Lúc này, đến nhà ai cũng thấy cửa đóng then cài bởi mọi người đều đang tập trung ngoài vườn cắt na. Ông Nguyễn Văn Thơ, một trong những hộ gia đình tất bật nhất vụ na này cho biết: gia đình trồng hơn 800 gốc na, mỗi ngày phải 2 lần hái nếu không hái kịp thì na sẽ rụng đầy vườn mà lại không kịp giao cho khách. Với giá bán 40 ngàn đồng/ kg, chỉ cần không kịp hái một ngày có thể mất đi tiền triệu.

 

Ông Thơ sinh ra và lớn lên ở Hà Nam nhưng do ở quê thiếu đất sản xuất, biết khu vực xóm Tháu đất còn nhiều mà bỏ hoang ông quyết định cùng gia đình chuyển lên đây mua đất làm trang trại trồng cây ăn quả. Với địa thế đất dốc, chủ yếu là đá vôi khô cằn, ông Thơ đã trồng thử rất nhiều giống cây trồng khác nhau nhưng đều không hiệu quả do công chăm sóc, vận chuyển cao nên giá trị thu lại rất ít. Thấy mọi người trong xóm đưa vào trồng thử nghiệm giống na dai, gia đình ông cũng mạnh dạn phá bỏ những loại cây trồng năng suất thấp, tập trung vào trồng na. Ngay năm đầu tiên, cây na tỏ ra rất phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây nên phát triển rất tốt, đến năm cho thu, cây na khá sai quả, chất lượng đảm bảo. Đến nay, gia đình ông có hơn 800 gốc na đều đã cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm ông thu hơn 5 tấn na, với giá bán ổng định từ 30 – 40 ngàn đồng/ kg, ông thu về hơn trăm triệu đồng/ năm.

 

Chia tay gia đình ông Thơ, chúng tôi đến thăm vườn na nhà anh Nguyễn Minh Tuân, nhà anh Tuân có hơn 100 gốc na năm thứ 8. Tuy không phải là người trồng nhiều na nhất nhưng anh Tuân lại là một trong những người trồng na đầu tiên ở đất Tháu. Anh Tuân tâm sự: Khi quyết định lên đây làm trang trại, điều gia đình tôi lo lắng nhất là lựa chọn giống cây gì cho phù hợp với loại đất đá vôi này. Tôi đã từng tìm đủ các loại cây, mỗi cây trồng một ít để xem cây nào phát triển mạnh nhất. Nhưng ngay khi được xem phóng sự về mô hình trồng na dai trên đất đá vôi của nông dân huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) thì tôi biết mình cần phải đi theo hướng đó. Bởi thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây na, mặt khác na là loại quả đặc sản rất được ưa chuộng nên giá bán rất ổn định. Điều trăn trở là làm sao có thể cạnh tranh được với na các tỉnh khác.

 

Xác định lợi thế địa bàn gần, những nông dân xóm Tháu hướng tới “thương hiệu” na sạch. Vào vụ thu hoạch, người nông dân chỉ lựa chọn những quả na đã mở mắt to đều mới cắt để na chín tự nhiên, giữ được hương vị thơm ngon. “ Biết là làm thế này sẽ rất vất vả vì như thế ngày nào cũng phải hái 2 lần và cũng phải chịu giảm năng suất nếu hái không kịp, na tụt nõ rụng hết nhưng chỉ như thế mới giữ được chất lượng, tạo được niềm tin với người tiêu thụ”, anh Tuân tâm sự.  Chính nhờ tạo được niềm tin, uy tín, hiện nay, “na lòng hồ” rất được giá, hái đến đâu, thương lái tiêu thụ hết đến đấy.  Từ cây na, nhiều hộ gia đình ở đây có thể thu về từ vài chục triệu và hàng trăm triệu đồng/ năm.

 

Tuy nhiên, cũng theo nhiều hộ dân xóm Tháu chia sẻ, bà con trồng na một cách rất manh mún, tự nhiên và hầu như tự mày mò làm mà không có quy trình kỹ thuật nào. Chính vì vậy, rất nhiều hộ dân nơi đây mong muốn được các cấp chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để có thể phát triển loại cây này một cách chuyên nghiệp hơn, hướng tới thị trường rộng hơn, đưa cây na trở thành cây trồng chủ lực, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

 

                                                                                     

 

 

                                                                                   P.L

 

 

Các tin khác

Hộ bà Bùi Thị Hiền, xóm Bảo Yên, xã Bảo Hiệu thu hàng trăm triệu đồng từ trồng bí xanh trái vụ.
Không có hình ảnh
Hồ Đồng Chanh, xã Nhuận Trạch, Lương Sơn được xây dựng theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Không có hình ảnh

Để Sàn giao dịch việc làm Cao Phong thực sự kết nối cung- cầu lao động việc làm

(HBĐT) - Đồng chí Đinh Công An, Phó Chủ tịch HĐND huyện Cao Phong cho biết: Để giải quyết bài toán về nghề nghiệp và việc làm, trung bình mỗi năm, huyện Cao Phong cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho 1.300 người.

TP Hoà Bình: 7 tháng , sản lượng cá nuôi trồng, khai thác đạt trên 376 tấn

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương, định hướng của cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình về tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ao, hồ và nuôi cá lồng trên hồ Hoà Bình gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản. Hiện, TP Hoà Bình duy trì ổn định trên 150 ha diện tích nuôi cá ao, hồ và phát triển khoảng 300 lồng có nuôi cá trên sông Đà.

Nâng cao chất lượng hoạt động các HTX góp phần xây dựng NTM

(HBĐT) - Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX được xác định là một thành phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế, là “cánh tay nối dài” của người nông dân, là địa bàn thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Theo đánh giá đến nay có 84/191 xã đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, nhiều hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh còn mờ nhạt.

Cao Phong Tháo gỡ khó khăn trong xây dựng NTM

(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cao Phong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục được tăng cường, nhiều mô hình cải tạo vườn tạp, trồng cây có múi phát triển mạnh, kết cấu hạ tầng tiếp tục được xây dựng mới, chỉnh trang và nâng cấp. Đến nay, huyện Cao Phong đã có 2/12 xã đạt chuẩn NTM là Dũng Phong và Thu Phong, huyện đang phấn đấu hết năm 2015 có thêm xã Nam Phong đạt chuẩn. Và trong lộ trình 2016-2020, huyện phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, một số xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát huy nội lực xây dựng NTM.

Tăng cường công tác thủy lợi trong sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - Thường xuyên kiểm tra nguồn nước tại hệ thống hồ chứa, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, nạo vét kênh mương nội đồng để tăng khả năng dẫn nước phục vụ sản xuất… Theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, đó là những nội dung cần được các địa phương chú trọng thực hiện thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác thủy lợi, hạn chế thấp nhất khả năng hạn hán cuối vụ, đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu năm nay.

Hộ nghèo được vay 25 triệu đồng/hộ để xây, sửa nhà

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2) với mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 311.000 hộ nghèo khu vực nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục