Từ vốn vay GQVL, gia đình chị Tuyết, xã Sào Báy, huyện Kim Bôi mở rộng ngành nghề sản xuất đem lại thu nhập khá.
(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi giải quyết việc làm thông qua NHCSXH tỉnh đã phát huy vai trò to lớn giúp cho hàng nghìn hộ gia đình trên địa bàn tỉnh mở rộng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh, qua đó, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Từ năm 2010, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, xóm Báy, xã Sào Báy, Kim Bôi được vay vốn 100 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm (GQVL) của NHCSXH đầu tư phát triển kinh tế gia đình gồm trồng rừng, chăn nuôi, trồng màu cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Gia đình chị luôn thực hiện trả lãi đúng thời hạn. Năm 2014, hết chu kỳ vay vốn gia đình chị đăng ký vay lại 100 triệu đồng mở rộng ngành nghề. Không chỉ đem lại thu nhập khá, mô hình kinh tế tổng hợp của chị còn tạo việc làm cho 10-15 lao động nông nhàn làm theo thời vụ. Trường hợp của chị Tuyết chỉ là một trong hàng ngàn hộ vay vốn GQVL trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả đồng vốn ưu đãi.
Ông Vũ Đình Đoài, Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Trong quá trình triển khai, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, TP và các hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về GQVL, giảm nghèo bền vững.
Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay chương trình GQVL đạt gần 8 tỉ đồng với 648 lượt khách hàng vay, doanh số thu nợ đạt trên 10,5 tỉ đồng. Ðể đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân, thời gian qua, ngoài nguồn vốn do T.Ư cấp, chi nhánh còn tích cực chỉ đạo NHCSXH các huyện, thành phố và các hội, đoàn thể thu hồi vốn đã đến hạn, từ đó tạo ra nguồn vốn cho vay quay vòng. Đến nay, dư nợ Chương trình cho vay GQVL trên địa bàn tỉnh đạt trên 67 tỷ đồng với 3.067 khách hàng còn dư nợ. Nhờ thực hiện có hiệu quả, toàn tỉnh đã GQVL mới cho gần 6.000 lao động. Chương trình đã góp phần quan trọng trong thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về tạo việc làm, có tác động làm thay đổi nhận thức về việc làm cho chính người lao động. Tuy nguồn vốn vay không nhiều nhưng có vai trò là “đòn bẩy”, kích thích và hỗ trợ kịp thời cho người lao động để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống.
Thời gian qua cơ chế quản lý, cho vay nguồn vốn theo chương trình quốc gia có nhiều đổi mới đã tạo ra sự thông thoáng, hiệu quả đối với chương trình cho vay vốn hỗ trợ việc làm. Nhìn chung các dự án vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn, diện vay vốn rộng, vốn được quay nhiều vòng. Nhờ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay đã góp phần GQVL cho nhiều người lao động, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất. Hiệu quả của nguồn vốn vay giải quyết việc làm thì đã rõ, tuy vậy theo tìm hiểu nguồn vốn cho vay còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm. Trên thực tế, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của người dân ngày càng tăng cao, trong khi đó nguồn vốn vay từ chương trình rất hạn hẹp. Bên cạnh đó, mức cho vay trên một hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh còn thấp. Theo quy định, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng/dự án và hộ gia đình là 20 triệu đồng/hộ, song số cơ sở được vay phổ biến vẫn là mức vay vài chục triệu đồng cho đối tượng là các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình trong khi với số tiền cho vay này lại phải đảm bảo tối thiểu thu hút 1 lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn ít. Nhu cầu vốn hiện tại của người dân là rất lớn, tuy nhiên với nguồn vốn từ Quỹ việc làm T.Ư thì rất hạn hẹp và từ năm 2011, NHCSXH tỉnh không được cấp thêm, mà chỉ cho vay quay vòng từ hơn 60 tỉ đồng được cấp từ những năm trước.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định giảm lãi suất cho vay Chương trình GQVL xuống còn 7,2%/năm. Đây là một tín hiệu vui đối với hộ và các DNNVV trên địa bàn tỉnh để phát huy cao nhất hiệu quả nguồn vốn.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN trên địa bàn. Kho bạc Nhà nước tỉnh đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và chủ đầu tư trong việc tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện dự toán NSNN năm 2015. Đồng thời thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách và vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi Ngân sách.
(HBĐT) - Theo quy định, người lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động được các hỗ trợ sau:
(HBĐT) - Triển khai Chiến dịch Toàn dân làm đường giao thông nông thôn, nhân dân các thôn, xóm trên địa bàn huyện Lương Sơn đã hưởng ứng và ra quân tích cực. Các xã, thị trấn đã hoàn thành vượt khối lượng kế hoạch giao năm 2015 với tổng chiều dài 279/200km, đạt 139%.
(HBĐT) - Thực hiện định hướng phát triển diện tích cây ăn quả có múi, nông dân huyện Yên Thuỷ đã tập trung đưa vào trồng các loại cam, chanh, bưởi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Đến nay, diện tích cây có múi đã đạt 154,4 ha, tăng 50 ha so với năm 2014, bao gồm 118,1 ha bưởi Diễn, 32,5 cam, 4,8 ha chanh. Giá trị bình quân thu nhập đạt 400 triệu đồng/ha/năm.
(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Tân Lạc vừa khai giảng lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 28 lao động nông thôn xã Ngọc Mỹ. Lớp dạy nghề thuộc Đề án 1956 đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Tổng cục Thuế., tính đến hết tháng 6/2015, số giờ nộp thuế của doanh nghiệp Việt Nam đã được giảm xuống 117, sau khi cơ quan này gỡ bỏ hàng trăm thủ tục từ đầu năm 2014, đến nay đã giảm hàng trăm giờ làm thủ tục, qua đó tiết kiệm nhiều chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.