Nhân dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) đóng góp ngày công xây dựng kênh mương theo chuẩn NTM phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhân dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) đóng góp ngày công xây dựng kênh mương theo chuẩn NTM phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Qua 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tỉnh ta đã đạt được những kết quả khá toàn diện. Qua đó, góp phần thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 21 xã về đích NTM, dự kiến hết năm 2015 có 31 xã về đích NTM. Mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế phát triển khác nhau nhưng đã biết tận dụng thế mạnh riêng, những điểm thuận lợi để xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn đang dần khoác áo mới.

 

Về xây dựng hạ tầng, được các xã quan tâm và triển khai thực hiện nhiều nhất, chủ yếu là đường giao thông thôn, xóm, trường học, nhà văn hóa... Nhìn chung các xã đã huy động được sức dân tham gia xây dựng hạ tầng, nhân dân tích cực góp công, hiến đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng, thể hiện rõ sự làm chủ của người dân trong xây dựng NTM.

 

Dũng Phong là xã điểm NTM về đích đầu tiên của tỉnh. Trong quá trình thực hiện chương trình, xã xác định nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho nhân dân là mục tiêu cốt lõi, từ đó làm nền tảng xây dựng hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh. Do đó, xã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời áp dụng KH-KT vào sản xuất. Đến nay, diện tích cấy lúa 2 vụ từ 85 ha chuyển xuống còn 15 ha, diện tích giảm này xã đưa cây mía xuống ruộng, đưa diện tích mía toàn xã tăng lên 343 ha với thu nhập từ 150-170 triệu đồng/ha/năm. Cùng với đó, xã phát triển diện tích cây có múi lên 120 ha. Đến nay thu nhập bình quân đạt trên 24 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,5%. Xã được Nhà nước hỗ trợ 27,6 tỉ đồng thực hiện xây mới, nâng cấp, sửa chữa 13 công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh. Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, 409 hộ đã tự nguyện hiến 27.909 m2 đất xây dựng cơ sở hạ tầng (hộ hiến nhiều nhất 470 m2) và đóng góp 8.500 công lao động, trị giá 8,6 tỉ đồng. Đồng chí Bùi Văn Liển, Chủ tịch UBND xã Dũng Phong chia sẻ: Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, từ đó có tác động tích cực đến nhận thức và thu hút được người dân tham gia.

 

Hạ tầng được tập trung đầu tư, diện mạo nông thôn thực sự khởi sắc, những năm qua, toàn tỉnh đã nâng cấp và xây mới hàng nghìn công trình giao thông nông thôn, hàng trăm công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất và trường học đạt chuẩn. Đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt trên 16 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn khoảng 15%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm trên 75%.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để thực hiện hiệu quả xây dựng NTM các địa phương đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn, bản để cơ bản hoàn thành các công trình giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế xã, nhà văn hóa và khu thể thao thôn; phát triển sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó cần tập trung giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường; xây dựng đời sống văn hóa, giữ vững an ninh nông thôn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả truyền thông, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, tăng cường năng lực giám sát thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong thời gian tới các địa phương cần xây dựng kế hoạch cụ thể hơn, nâng cao trách nhiệm đối với từng cá nhân, tập thể, tránh bệnh thành tích, chú ý đến chất lượng cuộc sống, chất lượng công trình; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phục vụ chương trình NTM. Việc quy hoạch xây dựng NTM phải giữ được sắc thái nông thôn xanh - sạch - đẹp.

 

Phát huy sức mạnh “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, bức tranh NTM tỉnh ta đang ngày càng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, xây dựng NTM vẫn còn là bước đi rất dài, do đó không thể tránh khỏi những khó khăn cần sự chung sức của toàn xã hội.

 

                                                                                     

 

                                                                            Đinh Thắng

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục