HBĐT) - Những năm gần đây, công dụng của xạ đen được biết đến nhiều như hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, viêm gan B, các bệnh về gan, dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng - chống bệnh tật và ngăn ngừa ung thư... Xác định nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn, bà con nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn) đã tập trung đầu tư trồng và phát triển mở rộng diện tích.
Theo đánh giá của bà con, xạ đen là loại cây dạng bụi leo dễ trồng, rất phù hợp trồng xen canh, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích, giá bán ổn định. Hiện nay, giá mỗi cân xạ đen dao động từ 20.000 - 30.000 đồng, sau khi trừ chi phí, giá trị kinh tế đạt trên 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 4 - 5 lần so với lúa và ít rủi ro hơn. Vì vậy, trong 4 năm gần đây, nông dân trong xã đã học hỏi nhau trồng xạ đen.
So với các thôn khác ở Cao Dương, thôn Cao Đường có diện tích trồng xạ đen tương đối tập trung. Thôn có 140 hộ thì có đến 130 hộ trồng xạ đen. Nhờ trồng xạ đen, nhiều hộ đã có kinh tế khá ổn định. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, trước đây, gia đình chủ yếu trồng nhãn, ngô nhưng không hiệu quả. Sau khi tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của cây xạ đen, năm 2008, gia đình ông đã chuyển 2.000 m2 đất vườn sang trồng xạ đen. Nhận thấy cây xạ đen mang lại hiệu quả rõ rệt, đến nay, gia đình đã chuyển toàn bộ diện tích 5.000 m2 đất vườn sang trồng cây xạ đen.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Cây xạ đen đầu tư không cao, thu hoạch dễ, sau 5- 6 tháng trồng là cho thu hoạch, cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần nên lúc nào cũng có tiền. Xạ đen sau khi cắt về lá được tuốt riêng và cành băm nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô. Cứ 3- 4 ngày thương lái từ Hà Nội, TP Hòa Bình... lại về thu mua. Mỗi lần thu hoạch từ 1- 1,2 tấn sản phẩm khô đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình”. Bên cạnh đó, ông Hải còn ươm cây giống xạ đen để bán. Sau khi trừ chi phí, gia đình có tổng nguồn thu từ 160 - 180 triệu đồng/năm.
Theo đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương, cây xạ đen đang được coi là cây trồng chủ lực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân xã Cao Dương. Thực tế cho thấy hiệu quả từ trồng xạ đen cao hơn nhiều so với các loại cây truyền thống khác. Hiện, toàn xã có 50 ha trồng cây xạ đen và theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, diện tích này còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Thanh Hằng
(Trung tâm Khuyến nông)
(HBĐT) - Các KCN của tỉnh có 67 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án FDI với số vốn 390 triệu USD và 49 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 8500 tỷ đồng.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, nhiều địa phương trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2015. Tổng diện tích trồng rừng mới trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 8.000 ha. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng rừng mới nhiều nhất là: Kim Bôi 1.750 ha, Đà Bắc 1.567 ha, Lạc Sơn 1.145 ha, Lạc Thủy 915 ha…
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Theo đó, tổng nhu cầu vốn thực hiện Đề án giai đoạn 2016 – 2020 dự kiến khoảng 12.376 tỷ đồng, gồm 1.339 tỷ đồng vốn đầu tư hỗ trợ các chương trình, dự án và 11.037 tỷ đồng vốn sản xuất hàng năm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
(HBĐT) - Sáng 9/9, tại Nhà văn hoá xã Nhuận Trạch, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và các huyện, thành phố cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Cao Phong được phân bổ 7,3 tỉ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Trong 9 tháng, toàn tỉnh đã huy động được trên 260.400 ngày công lao động thực hiện đào đắp được trên 150 km bờ vùng, bờ thửa; cứng hóa được 73 km kênh mương nội đồng.