Quốc lộ 6 - đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được trang hoàng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Quốc lộ 6 - đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được trang hoàng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

(HBĐT) - Huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng là một trong những giải pháp quan trọng để huyện Cao Phong tăng cường cơ sở vật chất thiết yếu như giao thông, thuỷ lợi, điện, trạm y tế, trụ sở, trường học, tạo nền tảng cho phát triển KT -XH, đảm bảo AN -QP trong những năm qua và các năm tiếp theo.

 

Theo đồng chí Võ Ngọc Kiên, Bí thư Huyện uỷ, giai đoạn 2010 - 2015, bình quân mỗi năm huyện huy động đầu tư 80 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản ở các lĩnh vực. Cụ thể về giao thông đã đầu tư, xây dựng đường giao thông nông thôn các loại với tổng chiều dài 89,2 km, trong đó, đường huyện 16 km, đường xã 25,55 km, đường thôn, xóm 38,36 km, đường trục nội đồng 9, 29 km. Một số dự án lớn đã triển khai thi công và bàn giao sử dụng như đường Tây Phong - Yên Thượng, đường Nam Phong - Dũng Phong, đường lên xóm Mừng, xã Xuân Phong. Hệ thống cầu, cống được duy tu, bảo dưỡng và xây mới, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn. Cùng thời gian này, dự án năng lượng điện nông thôn và các dự án điện khác đã tiến hành đầu tư, đảm bảo 99,5% tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. 100% xã trong huyện đã đạt tiêu chí điện NTM. 87% hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh. Về thuỷ lợi, 10 hồ đập, 30 km kênh mương đã được nâng cấp, sửa chữa góp phần cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

 

Bên cạnh đó, huyện nỗ lực thu hút đầu tư hạ tầng nhằm tạo khởi sắc về CN - TTCN với các ngành nghề có thế mạnh  là khai thác khoáng sản, gia công đồ dân dụng, sản xuất đồ mộc. Giá trị sản xuất CN - TTCN tăng bình quân 17%/ năm đã góp phần tăng trưởng kinh tế. Trên địa bàn hiện quy hoạch 2 cụm công nghiệp là cụm công nghiệp Tây Phong và cụm công nghiệp Thung Nai với diện tích 17, 3 ha. Thương mại, dịch vụ không ngừng mở rộng, cung ứng kịp thời, đầy đủ các loại hàng hoá tiêu dùng của nhân dân. Hàng năm, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 25%, có 3 chợ đạt chuẩn NTM, nhiều ngành nghề dịch vụ hiệu quả đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhân dân như cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, thuốc BVTV...  Hoạt động du lịch cũng được quan tâm đầu tư, tập trung thu hút như xây dựng chùa Quoèn Ang, đền Thượng Bồng Lai, chùa Khánh, quần thể hang động núi Đầu Rồng... Nhờ đó đã tạo điều kiện tốt nhất để khai thác các điểm du lịch, trong đó có thể nhắc đến bản Mường Giang Mỗ, đền Thác Bờ... Doanh thu từ du lịch của huyện nhờ sự đầu tư hạ tầng thoả đáng đã không ngừng tăng lên. Mỗi năm, huyện đón khoảng trên 13 vạn lượt khách đến thăm quan, du lịch.

 

Để đưa Cao Phong từ nay đến năm 2020 trở thành huyện phát triển khá của tỉnh, Đảng bộ huyện đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh: Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển CN - TTCN, ưu tiên các lĩnh vực khai thác, chế biến nguyên liệu tại chỗ, chế biến nông, lâm sản, phát triển các nghề TTCN, đồ mộc, nghề thêu ren nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu ngân sách. Đồng thời, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư, khai thác tiềm năng của huyện về du lịch, xây dựng chợ đầu mối để quản lý và tiêu thụ tốt sản phẩm nông nghiệp. Huy động tối đa các nguồn vốn, mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, phát huy cao nhất vai trò của các thành phần kinh tế. Việc huy động nguồn lực cho kết cấu hạ tầng gắn với phát huy hiệu quả các công trình, sử dụng đất đai đúng quy định, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng môi trường văn hoá, nếp sống văn minh trong nhân dân, phát triển hài hoà văn hoá, lễ hội, du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác

Trại lợn xã Dân hạ (Kỳ Sơn) đáp ứng nhu cầu về giống cho nhiều hộ dân huyện Kỳ Sơn và vùng lân cận.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Điều kiện kinh doanh bất động sản

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Huyện Lạc Sơn tập trung các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Trở lại xã Liên Vũ (Lạc Sơn), chúng tôi ngạc nhiên trước những đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Đồng chí Bùi Văn Giang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển đa dạng ngành nghề, nắm bắt thị trường, giúp nhau phát triển kinh tế.

Huyện Kim Bôi hướng đến nền sản xuất nông nghiệp chất lượng cao

(HBĐT) - Tập trung dồn điền - đổi thửa, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao... Đó là những bước đi hiệu quả huyện Kim Bôi đã thực hiện nhằm tạo đà bứt phá hướng đến xây dựng nền nông nghiệp chất lượng cao và phát triển bền vững.

Xây dựng huyện Lương Sơn thành vùng động lực kinh tế của tỉnh

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn cho biết: Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động khai thác các tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.

Kỳ Sơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ

(HBĐT) - Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 huyện Kỳ Sơn đạt mức tăng trưởng bình quân 12,6%, trong đó, nông - lâm nghiệp chiếm 28,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 36,84%, dịch vụ chiếm 33,34%. ước năm 2015, tổng giá trị sản xuất CN -TTCN toàn huyện đạt 1.000 tỉ đồng, tăng 69% so với năm 2010; tổng giá trị doanh thu thương mại, dịch vụ đạt 376 tỉ đồng, tăng 34% so với năm 2010.

Cao Phong tự tin thực hiện mục tiêu trở thành huyện phát triển khá của tỉnh

(HBĐT) - Sau hơn 10 năm chia tách, từ một huyện nghèo, đến nay, Cao Phong đã có những bước tiến quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông - lâm, ngư nghiệp từ 72% năm 2002 giảm xuống 46%; CN-TTCN, xây dựng từ 18% tăng lên 25%; du lịch, dịch vụ từ 10% tăng lên 27%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục