Nhà máy cháo sen bát bảo Minh Trung (KCN Lương Sơn) không ngừng phát triển sản xuất tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Dậu, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn cho biết: Trong giai đoạn 2010 - 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động khai thác các tiềm năng, lợi thế, vượt qua khó khăn hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra.
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 16,3%. Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 49,7%; dịch vụ 29,6%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 20,7%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38 triệu đồng, tăng 20, 9 triệu đồng so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,75%. Thu NSNN ước đạt 106, 5 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 25,3% tổng số trường trên địa bàn... Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Để phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, huyện Lương Sơn tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp gắn với từng nhiệm vụ cụ thể. Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận của xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện; quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện chính sách an sinh xã hội; bảo đảm QP -AN; trật tự an toàn xã hội...
Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tư, đơn vị sự nghiệp khảo sát lập dự án đầu tư; thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án theo quy định của pháp luật. Trong 5 năm (2010 - 2015) có 99 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn 214 triệu USD và 6.166 tỷ đồng. Nâng tổng số dự án trên địa bàn huyện lên 156 dự án với số vốn đăng ký 268, 2 triệu USD và 14.096 tỷ đồng (chiếm 39,2% số lượng, 58,9% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và 32,5% vốn đầu tư trong nước của toàn tỉnh). Trên địa bàn huyện có 3/7 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. KCN Lương Sơn được đầu tư kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại đã thu hút 26 doanh nghiệp, trong đó 12 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn 232, 4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước, số vốn đầu tư 2.690 tỷ đồng. Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Lương Sơn đã giải quyết việc làm cho gần 9.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu thu nhập trên địa bàn huyện. KCN Nhuận Trạch và KCN nam Lương Sơn đã được phê duyệt và công bố quy hoạch chi tiết; KCN nam Lương Sơn đã có một số nhà máy, cơ sở sản xuất đi vào hoạt động và đã có thương phẩm...
Trong 5 năm qua, mặc dù điều kiện KT -XH có nhiều khó khăn nhưng tổng số vốn đầu tư toàn xã hội toàn huyện bình quân chiếm khoảng 14,71% trong tổng sản phẩm sản xuất, riêng năm 2015 ước đạt trên 1.894 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 khoảng 34,4%/năm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, bình quân 76,8%, khu vực ngoài Nhà nước tăng 29,85%, khu vực Nhà nước tăng 3,75%. Do đó, cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch tích cực, diện mạo từ đô thị đến nông thôn không ngừng được cải thiện. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chú trọng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi... Phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 17,5%/năm. Khuyến khích phát triển những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh và tác động mạnh đến sự phát triển nhanh, bền vững và tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các khu - cụm công nghiệp trên địa bàn.
H.N
(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh, có 5 dân tộc cùng sinh sống với dân số gần 55.000 người, dân tộc thiểu số chiếm 89%, trong đó, dân tộc Tày khoảng 41,%, dân tộc Mường 34%, dân tộc Dao 13%. Đà Bắc hiện có 14/20 xã, thị trấn trong diện đặc biệt khó khăn. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm trên 43% tỷ trọng. Hơn 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
(HBĐT) - Sáng 11/9, tại Nhà văn hoá xã Hoà Sơn, UBND huyện Lương Sơn long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh;lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh và huyện Lương Sơn cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020.
(HBĐT) - Vừa qua, do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kết hợp mưa lũ đầu nguồn đổ về làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tình trạng cá nuôi lồng chết rải rác đã xảy ra tại các xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Thung Nai (Cao Phong), Hiền Lương (Đà Bắc) và Thái Thịnh (thành phố Hoà Bình). Số lượng cá nuôi lồng thiệt hại của các hộ gặp rủi ro khoảng trên 2 tạ. Ngay sau khi có thông tin phản ánh tình hình thiệt hại của hộ nuôi, chi cục Thuỷ sản đã cử cán bộ đến kiểm tra, xác định nguyên nhân và hướng dẫn xử lý.
(HBĐT) - Từ một xã vùng khó khăn, sản xuất chủ yếu thuần nông, xã Sơn Thủy đang trở thành “điểm sáng” trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Kim Bôi. Đồng chí Bùi Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy - người tiên phong và có thâm niêm đưa các giống nhãn, trong đó có giống nhãn Hương Chi (chín muộn) về đồng đất về xã này cho biết: Sơn Thủy không nhiều điều kiện thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp ít, việc chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất là điều bắt buộc để cải thiện cuộc sống người dân.