Năm 2015, Công ty TNHH GGS Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 15 triệu sản phẩm may mặc, doanh thu đạt khoảng 20 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương có thu nhập ổn định.

Năm 2015, Công ty TNHH GGS Việt Nam phấn đấu xuất khẩu 15 triệu sản phẩm may mặc, doanh thu đạt khoảng 20 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương có thu nhập ổn định.

(HBĐT) - Công nghiệp Hòa Bình là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được tỉnh ta tập trung thúc đẩy trong suốt nhiều năm qua. Tân dụng, phát huy nhiều lợi thế tạo đà đưa công nghiệp Hòa Bình cất cánh đã được thể hiện rõ độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt trên 18,2%/năm, trong suốt 5 năm qua.

 

 

Xác đinh trọng tâm thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp đã được Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra là từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong những năm qua, triển khai nội dung Nghị quyết đảng bộ tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng.

 

Nếu như năm 2010, cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm 32,8%, tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt trên 3.000 tỷ đồng thì đến năm 2015, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết 4%. Theo sở Công thương, tính đến tháng 9/2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt gần 15.700 tỷ đồng thực hiện 81,63% kế hoạch, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt trên 105 tỷ đồng bằng 90,81% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến chế tạo đạt trên 4.862  tỷ đồng tăng 15,75% so với cùng kỳ và sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa đạt khoảng 10.705 tỷ đồng tăng 5,28% so với cùng kỳ.

 

Để có được những kết quả đó, các Khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp trên địa bàn được quy hoạch, không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo mặt bằng sạch thu hút các nhà đầu tư. Tính riêng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ  chiếm 79,25% tổng số dự án của tỉnh

 

Một con số cụ thể, tại KCN Lương sơn, đến hết đầu tháng 6/2015 đã thu hút được 26 dự án đã đăng ký đầu tư. Trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 232,4 triệu USD và 14 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 2.690 tỷ đồng. Trong 5 tháng đầu năm 2015, doanh thu của các doanh nghiệp trong KCN Lương Sơn đạt 103,64 triệu USD và 27,87 tỷ đồng, tương đương 2.204 tỷ đồng. Riêng các doanh nghiệp trong KCN Lương sơn đã giải quyết việc làm gần 10 nghìn lao động, trong đó 85% là lao động  tại địa phương. Trên phạm vi cả tỉnh, các doanh nghiệp trung ương, địa phương, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên toàn tỉnh được đánh giá hết sức nỗ lực vượt khó, tận dụng thời cơ, mở rộng sản xuất – kinh doanh. Chính vì vậy, theo số liệu mới nhất từ Sở Công thương, hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến tháng 9/2015 của các doanh nghiệp tăng khá như: ngành dệt may phát triển mạnh, ước đạt trên 17.300 nghìn sản phẩm, tăng 32,96% so với cùng kỳ; sản xuất thiết bị điện và điện tử tin học vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, ước đạt 148,5 triệu sản phẩm, tăng 41,36% so với cùng kỳ; xi măng đạt 489,6 nghìn tấn, bằng 96,43% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu thực hiện 175 triệu USD, đạt 97,2% kế hoạch năm, tăng 60,11% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu thực hiện 163,2triệu USD, đạt 204% kế hoạch năm, tăng 157% so với cùng kỳ. Nói đến kim ngạch xuất khẩu, lãnh đạo Sở Công thương cho biết thêm, kim ngạch xuất nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm xuất khẩu tăng 30,5%, nhập khẩu tăng 24,6%, giá trị xuất nhập khẩu vượt 62,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2010. Theo đồng chí Vũ Mai Hồ, Giám đốc Sở Công thương, trong thời gian tới, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển vào các lĩnh vực có lợi thế như: thủy điện, dệt – may, chế biến chè, rau quả, sản xuất xi măng, gạch, đá các loại... Ngoài ra, ưu tiên chế tạo cơ khí, sản xuất kim loại, điện tử; chế biến thực phẩm bia, rượu, nước giải khát. Các ngành nghề truyền thống gắn với các điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu như dệt thổ cẩm, mây tre đan, làm đồ mỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, rượu cần…cũng được khuyến khích phát triển. Cũng trong những năm tới đây, tỉnh ta tiếp tục phát triển  mạnh hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Theo đó, cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng các KCN Lương Sơn, Bờ trái Sông Đà, Mông Hóa, Lạc Thịnh và Yên Quang. Đối với các cụm công nghiệp hiện đã có chủ đầu tư Chiềng Châu; Đông lai- Thanh Hối, Phú Thành, Phú Thành II, Hòa Sơn, Khoang U, Đồng Tâm.

 Bên cạnh đó, để thu hút nhiều dự án vào KCN và tạo điều kiện triển khai nhanh các dự án đầu tư, tỉnh ta sẽ tiếp tục chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp như nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui chơi, giải trí….

Nhìn vào thực tế những năm qua, lĩnh vực công nghiệp tỉnh nhà có được chiều hướng tăng trưởng đáng kể chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo, định hướng thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, sự nỗ lực của đội ngũ doanh nghiệp, nhà đầu tư. Kỳ vọng trong thời gian tới, nền công nghiệp tỉnh nhà phát huy kết quả đạt được, tận dụng thời cơ cất cánh, đáp ứng yêu cầu về CNH, HĐH đất nước trong tình hình mới.

 

                                                                                HTrung

 

Các tin khác

Trại gà đẻ trứng quy mô lớn tại xã Dân Hạ  (Kỳ Sơn) tiêu thụ sản phẩm thuận lợi nhờ đáp ứng các quy trình phòng bệnh, ATTP trong chăn nuôi.
Người dân xã Tiền Phong (Đà Bắc) tận dụng lợi thế vùng lòng hồ, phát triển chăn nuôi cá lồng, thúc đẩy kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Để nâng cao giá trị kinh tế cho sản xuất trồng trọt, ngành Nông nghiệp xác định giải pháp đột phá là gia tăng hàm lượng KH -KT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Ảnh: KH-KT góp phần nâng cao năng suất ngô tại xã Liên Vũ - Lạc Sơn. Ảnh: H.T
Quốc lộ 6 - đoạn qua thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được trang hoàng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

Toàn tỉnh có 17 trại nuôi lợn nái và hậu bị

(HBĐT - Theo thống kê sở NN&PTNT, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt gần 350.000 con. Toàn tỉnh đã phát triển được 17 trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, cung cấp hơn 150.000 lợn giống/năm và 19.000 lợn hậu bị/ năm.

Chuyển giao KHKT cho trên 318.500 lượt nông dân

(HBĐT) - Giai đoạn 2011 – 2015, Hội Nông dân tỉnh đã tăng cường phối hợp với các ngành thực hiện hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Thành phố Hòa Bình mở 5 lớp dạy nghề cho người lao động

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình vừa mở các lớp dạy nghề cho người lao động tại địa bàn các phường, xã với tổng số kinh phí là 162 triệu đồng, trong đó người lao động được học các nghề như may, thêu, chổi chít, máy hàn, máy tiện, khoan, cắt… và được cung cấp các nguyên vật liệu để các học viên được thực hành trên các sản phẩm thực tế. Có 85 người được tham gia các lớp học này.

Hành khách được mua hàng miễn thuế trên chuyến bay đến Việt Nam

(HBĐT) - Từ ngày 1/11/2015, hành khách được mua hàng miễn thuế trên tàu bay của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

Điều kiện kinh doanh bất động sản

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản.

Huyện Lạc Sơn tập trung các nguồn lực xóa đói, giảm nghèo

(HBĐT) - Trở lại xã Liên Vũ (Lạc Sơn), chúng tôi ngạc nhiên trước những đổi thay nhanh chóng của vùng đất này. Đồng chí Bùi Văn Giang, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm qua, xã tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ KH -KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, phát triển đa dạng ngành nghề, nắm bắt thị trường, giúp nhau phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục