Hệ thống đường GTNT xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) được cứng hoá đảm bảo cho nhân dân đi lại và giao lưu hàng hoá.

Hệ thống đường GTNT xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) được cứng hoá đảm bảo cho nhân dân đi lại và giao lưu hàng hoá.

(HBĐT) - Xác định giao thông nông thôn (GTNT) là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT -XH, nâng cao dân trí, phục vụ dân sinh, khai thác thế mạnh, tiềm năng của địa phương. Do đó, ngay từ đầu triển khai chương trình xây dựng NTM, các địa phương đã tích cực tuyên truyền lợi ích của GTNT giúp người dân thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tự nguyện hiến đất mở rộng đường và đóng góp ngày công tham gia xây dựng đường GTNT.

 

Mạng lưới giao thông toàn tỉnh có trên 438 km đường tỉnh, 808 km đường huyện, 1.881 km đường liên xã, 2.830 km đường trục thôn, xóm, 2.353 km đường nội đồng và 3.076 km đường ngõ. 5 năm qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành và nhân dân nên việc xây dựng, phát triển GTNT đạt nhiều kết quả khả quan. Toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo 24, 4 km đường huyện, 1.177 km đường xã, đường thôn, xóm, trục chính nội đồng, xây mới 40 cầu và cải tạo, sửa chữa 71 cầu. Tổng kinh phí đầu tư trong 5 năm trên 2.800 tỉ đồng, huy động trên 20 vạn ngày công lao động. Đặc biệt, xây dựng, phát triển GTNT đã góp phần lớn xây dựng NTM. Theo đánh giá, đến nay toàn tỉnh có 47/191 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông.

 

Câu chuyện bắt đầu từ khi tỉnh có chủ trương hỗ trợ xi măng cho các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng NTM. Đây là chủ trương đúng, trúng, tạo cơ chế kích cầu, huy động tối đa sức dân.

 

Xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) vừa được công nhận đạt chuẩn NTM. Hệ thống đường GTNT xã tương đối hoàn chỉnh. Đường trục xã, liên xã 10, 5 km đã được trải nhựa và cứng hoá 100%, đường trục thôn, liên thôn dài 12, 72 km đã rải nhựa và cứng hoá được 12,3 km, đường ngõ, xóm cứng hoá được 14,8/25,2 km, đường nội đồng cứng hoá được 8,8/15, 7 km. Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông của xã trong 5 năm là 9, 7 tỉ đồng, trong đó, vốn chương trình xây dựng NTM 750 triệu đồng, vốn lồng ghép 3, 5 tỉ đồng, nhân dân đóng góp bằng ngày công và hiến đất 1, 2 tỉ đồng. Xã đang hoàn thiện các nội dung còn lại của tiêu chí. Đồng chí Giang Đức Minh, Bí thư Đảng uỷ xã Phú Lão cho biết: Những năm qua, xã đều được hỗ trợ một phần xi măng để xây dựng kết cấu hạ tầng NTM. Nhờ có chủ trương này, hiện nay các thôn trong xã được bê tông hóa hoàn toàn. Các con đường xương cá trong thôn đều được người dân hăng hái tham gia xây dựng. Làm ở đâu cũng với tâm lý Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân bỏ công, đá, sỏi, đổ bê tông. Tại  các xã, nhiều gia đình, con em xa quê sẵn sàng đóng góp, ủng hộ quê hương từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng làm đường cho thôn, xã. Do đó, trong mấy năm  lại đây, toàn xã đã đầu tư, nâng cấp, sửa chữa và xây mới hàng chuc km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

 

Đường giao thông đến đâu, diện mạo nông thôn đổi thay đến đó. Làm đường GTNT là một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, được nhân dân tích cực ủng hộ, huy động được nguồn lực trong dân để thực hiện. Hiệu quả đạt được trong công tác này đã cho thấy tầm nhìn, sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nhằm hướng đến xây dựng diện mạo mới cho những vùng quê còn khó khăn, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, với hệ thống GTNT được đầu tư đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực.

 

Như vậy, việc thực hiện bê tông hóa đường GTNT như bước đột phá, là “đòn bẩy” góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH của địa phương, cải thiện môi trường sống và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

Các tin khác

Đoàn kiểm tra đi kiểm tra cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn xã Hoà Sơn, Lương Sơn.
Cán bộ phòng TN&MT huyện Đà Bắc áp dụng công nghệ tin học trong quản lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhà máy đúc phôi thép KCN Mông Hóa (huyện Kỳ Sơn) là 1 trong 5 dự án đầu tư trong nước hoạt động hiệu quả tại KCN của huyện.
Sàn giao dịch việc làm huyện Kim Bôi được tổ chức tại xã Đông Bắc góp phần giải quyết việc làm, xóa đói -giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

Các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

(HBĐT) - Tình hình thiệt hại do mưa lũ xảy ra từ ngày 16 – 18/9 trên địa bàn tỉnh ở mức độ nghiêm trọng với 3 người chết do bị nước lũ cuốn trôi; đời sống sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân gặp khó khăn vì ngập úng, nguy cơ mất an toàn; nhiều công trình giao thông, cầu, cống, công trình điện bị hư hỏng. Sản xuất nông nghiệp cũng thiệt hại nặng nề. Bên cạnh việc triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả trong, sau mưa lũ còn cần có sự hỗ trợ, cứu trợ thiên tai để sản xuất sớm được khôi phục, đời sống của các hộ gặp thiên tai sớm ổn định.

Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển lành mạnh và bền vững

(HBĐT) - Trao đổi với PV Báo Hòa Bình, thạc sỹ Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hội DNN&V tỉnh cho biết: Trong bối cảnh mới hội nhập ngày càng sâu rộng, việc thành lập Hiệp Hội doanh nghiệp (DN) tỉnh là xu thế tất yếu để triển khai những giải pháp giải quyết hiệu quả những khó khăn, thách thức đặt ra đối với cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu “Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập và Phát triển”, xây dựng cộng đồng DN tỉnh lớn mạnh bền vững.

Hòa Bình thực sự đã là quê hương thứ 2 của An Thịnh

(HBĐT) - Có bề dày hoạt động SX-KD, chính thức đặt chân đến Hòa Bình vào năm 2005, đến nay, tròn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP BĐS An Thịnh Hòa Bình (An Thịnh) đã gặt hái được những thành công đáng ghi nhận, trở thành một trong những doanh nghiệp có trách nhiệm, đóng góp thiết thực cho định hướng phát triển kinh tế bền vững của tỉnh.

Hoàng Sơn - chặng đường 15 năm phát triển

(HBĐT) - Gần 15 năm ghi dấu chặng đường đầy nỗ lực, vượt qua biết bao gian khó của tập thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên Hoàng Sơn tiến tới mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực phát triển bền vững để hội nhập. Hoàng Sơn đang sở hữu những nền tảng vững chắc để phát triển, đó là tầm nhìn dài hơi, năng lực quản trị doanh nghiệp tiến tới chuyên nghiệp và chuyên môn cao, những giải pháp kinh doanh mang tính đột phá, thích ứng và nhanh nhạy nắm bắt cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động và khai thác tốt các nguồn lực để tạo sự phát triển bền vững trong hội nhập.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

(HBĐT) - Giám đốc BIDV Hòa Bình Lương Quang Minh cho biết: Trải qua chặng đường gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV Hòa Bình đã có sự đổi mới toàn diện, không ngừng lớn mạnh, đóng góp vào thành công chung của BIDV và sự phát triển KT-XH của tỉnh . Từ 11 cán bộ ban đầu, đến nay chi nhánh đã có gần 100 cán bộ, trong đó, trên 81% trình độ đại học và trên đại học, có hiện diện mạng lưới ở hầu hết các địa bàn trọng điểm của tỉnh.

Anh Kỳ nỗ lực trở thành doanh nghiệp mạnh

(HBĐT) - Công ty CP Đầu tư Phát triển Anh Kỳ (Anh Kỳ) là doanh nghiệp trẻ được thành lập từ tháng 10/2000 với 20 cán bộ, công nhân viên. 15 năm là chặng đường đầy khó khăn, thử thách nhưng tập thể lãnh đạo Công ty cùng CB,CNV đã chèo lái “con thuyền” doanh nghiệp mang thương hiệu “Anh Kỳ” với hơn 400 CB,NV vững vàng và không ngừng phát triển, trở thành doanh nghiệp mạnh của tỉnh. Anh Kỳ đã không ngừng học hỏi, nỗ lực nghiên cứu thị trường trong và ngoài tỉnh, vươn xa thị trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục